Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Mẹ bảo đất nước mình lớn lên nhờ cây lúa, dù xã hội có phát triển đến thế nào thì cây lúa vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ hạt cơm dẻo hôm qua ta mới trưởng thành và khôn lớn. Chẳng có loài cây nào lại gắn bó một nắng hai sương với người nông dân như lúa và cũng chẳng có loài cây nào khiến tôi luôn ghi nhớ, biết ơn như cây lúa quê mình.
Tôi may mắn được sinh ra từ đồng quê của những ruộng lúa bạt ngàn trải dài khắp xóm. Tôi gắn bó với cây lúa từ ngày biết chập chững, bi bô và cũng từ những bước chân nhỏ bé trên con đê bé nhở hai bờ ruộng lúa, tình yêu quê hương trong tôi lớn lên, tình yêu cây lúa cũng từ đấy nồng nàn. Cây lúa không to lớn, cứng cáp như những cây thân gỗ, không xinh đẹp, lộng lẫy như những loài hoa cũng không biết uốn mình như dây leo nhưng loài cây ấy ẩn chứa cả sự mạnh mẽ, tươi đẹp và dẻo dai. Thân lúa nhìn mỏng manh như thân cỏ nhưng chẳng bao giờ ngả rạp trước gió mưa bởi lúa có bao giờ sống đơn lẻ. Ban đầu chúng chỉ là những sợi chỉ nhỏ bé rồi lớn dần cho đến khi người nông dân cấy xuống ruộng, cây lúa từ đấy bén rễ, vươn mình lớn lên. Một thân cây nhỏ mọc thêm nhiều nhánh, thân quấn lấy thân bao bọc nhau, che chở nhau suốt một mùa mưa nắng. Lá lúa dài, nhọn như lá, xanh tươi một màu khiến cả cánh đồng lúa tràn ngập sắc xanh. Trải qua bao nhiêu cơ cực, cuối cùng lúa cũng tích luỹ những hạt ngọc của trời, đem giấu vào lớp vỏ trấu xanh. Lúc ấy người ta gọi lúa trổ đòng đòng. Dưới ánh nắng, những giọt sữa bên trong vỏ trấu dần đông lại và trở thành hạt gạo. Đến một ngày kia khi những nhánh lúa nặng bông quằn mình xuống, hạt lúa ngã vàng nghĩa là lúa đã chín.
Niềm vui lớn nhất của người nông dân là nhìn lúa vàng đầy sân. Cây lúa bao đời đã nuôi người dân quê tôi. Đem đến cho chúng tôi cuộc sống sung túc hơn. Không chỉ thế, những ruộng lúa mênh mông là nơi sống của tôm, cua, ốc, cá và biết bao sản vật đồng quê sinh ra từ lúa. Có biết bao gia đình sống nhờ vào nghề bắt cá, bắt cua, hái rau trên những thửa ruộng. Đối với người nông dân lúa là mẹ hiền nuôi nấng đàn con khôn lớn. Với lũ trẻ chúng tôi lúa là cả một miền kí ức. Chúng tôi thích nhất là khi lúa còn xanh ươm, nước trên ruộng xem xép, men theo những nhánh lúa chúng tôi bắt lũ ốc, cua có khi nhặt được ổ trứng chim. Niềm vui của tôi còn là những ngày lúa chín theo mẹ đi gặt lúa, mẹ gặt trước, tôi theo sau nhặt từng bông lúa rơi. Khi mùa gặt đã xong, tôi theo cha đem vịt vào đồng mót lúa sót lại. Tôi nhớ khôn nguôi những đống rơm khô vàng ngoài sân và những trò chơi đánh trận cùng lũ bạn. Tôi thương những hạt gạo trắng dầu dãi mồ hôi.
Nếu không tận mắt chứng kiến quá trình cây lúa trổ bông sẽ chẳng thể nào hiểu được sự kì diệu của thiên nhiên. Ôi! Những cánh đồng lúa vàng rực rỡ có biết chăng đã khiến khoé mắt mẹ cay xoè, làm cha vui đến nỗi mất ngủ cả đêm. Những người nông dân quê tôi quý cây lúa như quý đứa con của mình. Họ chẳng bao giờ đi đâu xa vì sợ bỏ ruộng, bỏ vườn, bỏ lúa. Nào ủ thóc, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa, phơi thóc...hạt gạo trắng đến tay người nông dân cũng qua bao nhiêu cơ cực, vui buồn. Trải qua bao nhiêu thời gian, con người biết nhiều hơn về những loại thực phẩm thay thế lúa, những cánh đồng lúa dần thu hẹp lại thay thế bằng các nhà máy, xí nghiệp... Lúa ơi, lúa đã bao lần khóc thầm cho số kiếp, bao nhiêu thế hệ cống hiến hết mình cho con người, vậy mà... Lúa vẫn thuỷ chung, lúa vẫn xanh tươi và hứa hẹn cũng như tình yêu của tôi dành cho lúa vẫn vẹn nguyên như thuở còn thơ bé. Đừng buồn nhé cây, chẳng bao giờ người nông dân phụ lúa như lúa đã không phụ họ.
Tôi đã lớn, ngày ngày bận rộn với việc học hành và thi cử, chẳng còn thời gian để chơi những trò quanh đống rơm, ruộng lúa. Thế nhưng trong lòng tôi cây vẫn là kỉ niệm là giấc mơ hạnh phúc, ấm no. Tôi thầm cảm ơn cây đã mang cho chúng tôi sự sống, tình yêu và những nỗi nhớ. Tôi cũng biết ơn những người đã cùng lúa vất vả làm ra hạt gạo. Cây đã dạy cho tôi bài học đầu đời về cách sống “dù yếu mềm nhưng không ngã gục, dù người có phụ ta nhưng ta đừng phụ người”.
Tham khảo nha:
Cây lúa là loài cây mà em yêu thích nhất trong các loài cây. Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam đi vào thơ ca, ca dao:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Câu thơ thật sự là không sai bởi nó thể hiện một sự thật được chứng minh qua thời gian hình thành dựng nước và giữ hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Nước Việt Nam chúng ta là một đất nước được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Cây lúa chính là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc chúng ta với các bạn bè năm châu trên thế giới.
Cây lúa là cây mà em yêu thích nhất, cây lúa là cái tên có xuất xứ từ ngàn đời nay trong từng lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của con người Việt Nam. Nó cũng là một cây lương thực chính nuôi sống hàng triệu triệu người con đất Việt. Từ những hạt thóc được người nông dân ủ thành mầm rồi gieo xuống ruộng nước những cây mạ xanh non lên cao rồi trở thành cây lúa. Khi cây lúa trưởng thành trổ bông những bông lúa chín vàng trĩu nặng báo hiệu vụ mùa bội thu, con người no đủ.
Dưới bàn tay chăm chỉ lao động của những người nông dân quanh năm "bán mặt cho trời bán lưng cho đất" cần cù chịu thương chịu khó trải qua bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông những bông lúa đã hình thành tạo nên mùa màng bội thu, lúa đầy bồ và rơm vàng đầy đường. Những người nông dân được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Từ hạt lúa khi chúng ta bóc vỏ sạch sẽ có hạt gạo trắng ngần làm nên những bát cơm thơm dẻo trong mỗi gia đình. Nếu như lúa mì là thức ăn chính của các nước phương Tây thì hạt gạo lúa tẻ cơm trắng lại là thức ăn chính của người Việt Nam và một số người thuộc nước Á Đông chúng ta.
Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.
Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh.
Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!
Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.
Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.
HOK TỐT (UvU)
Trả lời
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.
Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.
Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.
Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.
Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.
Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.
Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.
Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.
Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.
Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộ lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của nguười nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.
Nhà văn đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội : Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khô đi qua cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng ! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm : cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ... nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa trên những cánh đồng xanh bát ngát.
Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.
Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...
Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.
Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiêt của đồng quê nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.
Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết :
Ai đã nghĩ đầu tiên dùng đến cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa : màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...
Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm ?! Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho gái trai xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bởi cốm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thông thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày ạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen... Cũng bởi cốm là món quà trang nahx của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nehj vừa ngẫm nghĩ đến hương thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồn quê vào lòng.
Quả không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm : Hỡi các bà mua hàng ! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Để viết được những câu văn đẹp đẽ và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân giã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuôc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại ; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 50% số dân làm nghề nông. Chính vì thế, cây lúa là một loài cây quan trọng trong đời sống người Việt. Nó phục vụ chủ yếu cho nhu cầu lương thực trong nước, ngoài ra còn để xuất khẩu ra nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Vì thế, cây lúa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Đối với mỗi chúng ta, cây lúa đã trở nên quen thuộc. Cây lúa thân nhỏ, có lớp vỏ bên ngoài bao quanh còn bên trong là thân rất bé nhưng khoẻ. Mỗi cây có khoảng năm, sáu lá có màu xanh, nhọn, có một lớp lông hơi ráp. Mỗi cây có một bông lúa với rất nhiều hạt. Mỗi khi lúa lên đòng, mùi sữa trong các hạt lúa ấy toả ra thơm nhè nhẹ. Cây lúa cũng như người Việt Nam luôn đoàn kết lẫn nhau: Mỗi cây lúa ở trong một khóm lúa, mỗi khóm lúa trong một ruộng lúa, ruộng lúa trong một cánh đồng cùng che chở cho nhau. Nếu như nói: "Cây lúa là loài cây quan trọng nhất trong đời sông Việt Nam" thì cũng không sai. Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Chính cây lương thực này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Ngoài ra, lúa gạo cũng để làm nguyên liệu chế biến ra những món ăn vừa dân dã vừa đậm đà hương vị dân tộc như bánh chưng, cốm, xôi hoặc các loại bánh... ở nông thôn, người ta còn tận dụng vỏ trấu để đốt hoặc sử dụng trong các lò ấp trứng. Cám thì lại để dùng cho gia súc ăn, rất tiện mà hơn thế cám còn giúp cho gia súc tăng trưởng tốt. Còn rơm rạ lại là chất đốt hàng ngày trong cuộc sống ở nông thôn. Nếu quay trở lại ngày xưa, ta còn thấy cha ông ta lợp nhà băng rơm. Trong xã hội phát triển như bây giờ, những ngôi nhà lợp rơm hầu như không còn nữa. Thế nhưng, những chiếc chổi làm bằng rơm thì vẫn còn tồn tại vì nó rất tiện sử dụng. Ngoài ra, rơm cũng là thành phần quan trọng trong việc trồng nấm, giúp nấm phát triển nhanh. Nói chung, xét trên phương diện vật chất, cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt Nam.
Cây lúa cũng là một loài cây có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cây lúa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á. Cây lúa là biểu tượng cho sự no ấm, đầy đủ. Không chỉ thế, cây lúa còn là nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon, các món ăn để cúng lễ tổ tiên vào dịp lễ Tết như bánh chưng, xôi, bánh giày... Chính điều này đã tạo ra một nền văn hoá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với các món ăn đầy ý nghĩa như bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Đó là điều khiến cây lúa gắn với con người Việt Nam về vật chất cũng như tinh thần từ bao đời nay.
Cây lúa đã trở thành một người bạn gần gũi, thân quen với mọi người dân Việt Nam. Con người Việt Nam nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng đều coi trọng cây lúa và những sản phẩm mà nó đem lại. Chắc chắn rằng, cây lúa sẽ luôn tồn tại và gắn bó với con người Việt Nam từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
#Trang
#Fallen_Angell
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.
Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.
Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.
Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.
Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.
Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.
Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.
Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.
Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.
Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.
Cốm- nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen. Lúc đo chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non –cốm”.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ” chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. Và nhắc tới món Cốm- một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.
Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm- cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.
Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Biểu cảm về cây lúa Việt Nam:
Khi đến thăm Việt Nam đất nước tôi, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vì sao nơi đây là một đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi đâu đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa vàng ươm hay xanh ngắt thay đổi theo từng mùa "Việt Nam đất nước ta ơi; mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".
Từ bao đời nay, hình ảnh cây lúa đã gắn bó rất thân thiết với con người, với làng quê Việt. Qua tích xưa kể lại, từ những hạt gạo trắng ngần, chàng Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy để kính dâng lên vua Hùng. Từ đó món ăn của chàng đã được người đời nhớ mãi. Cũng chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ cho đến mãi mãi về sau.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải trãi qua nhiều giai đoạn từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo… Thật biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Mặc khác cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà... cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trở thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Lúa không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc thiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như: bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu Á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước ta, chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa “Bao giờ cây lúa còn bông; thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Đến Việt Nam quê hương tôi, bạn sẽ nghe rì rào tiếng lúa thì thầm trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương.
Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.
Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.
Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.
Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:
-Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)
Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.
Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.
Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.
Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.
Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.
Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.
Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ba thường bảo tôi:
-Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!
Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.
Việt Nam vốn là nước có nền văn minh nông nghiệp,vì thế hình ảnh cây lúa trở lên gần gũi,quen thuộc và có ích với cuộc sống con người.Cây lúa gắn bó gần gũi với người nông dân,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc bao đời nay. Đi khắp các miền quê có lẽ hình ảnh đẹp nhất chính là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.Cây lúc trồng ngày nay có nguồn gốc từ cây lúa hoang,mọcven sông suối hay các thung lũng,xuất hiện từ thời nguyên thủy ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.Sau đó con người thấy được hạt thóc hạt gạo đã mang về trồng và dần dần thành lúa trồng ngày nay.Việt Nam là 1 cái nôi của nền văn minh lúa nước.Cây lúa xuất hiện đầu tiên ở ven sông hồng. Cây lúa ban đầu là hạt thóc giống đc người nông dân gieo trên đồng,mọc lên thành những cây mạ.Sau đó người nông dân đem mạ ra những chân ruộng trũng đã được cầy bừa kĩ với nước vừa phải.Chỉ vài ba ngày mạ bén rễ va bắt đầu sinh trưởng.Khoảng một tháng,lúa đã lên xanh tốt rồi có đòng,đòng trổ lên thành bông lúa.Lúa thuộc họ thân mềm,lá dài,hạt có vỏ bọc ngoài.Lúa cũng là cây nhiệtđới,ưa giồng dưới nước,ưa nhiệt độ cao.Thân lúa mảnh mọc từng khóm,lá nhọn sắc như lưỡi kiếm nhỏ vươn lên đón ánh mặt trời.Rễ lúa là rễ chùm bám sâu vào lòng đất,gợi sự cần cù chịu khó như phẩm chất của người nông dân suốt đời tần tảo, 1nắng 2 sương.Bông lúa lúc mới trổ có màu xanh,hạt lép,sau đó mới căng dần.Thấm thoát độ mười ngày không ra thăm đồng bông lúa đã khác hẳ.Thấm thoát đôi mươi ngày không ra thăm đồng là người nông dân xoay đi nỗi vất vả.Dân gian có câu:"ba tháng trồng cây,bằng một ngày trồng quả".Để chỉ cây lúa dù có xanh tốt đến đâu trong suốt 3 tháng sinh trưởng cũng không quan trọng bằng thành quả lúc gặt hái để mang đc những hạt lúc chín vàng về nhà,nếu không may mất mùa thì đó là 1 nỗi buồn lớn cho người nông dân. Dựa vào đặc điểm hạt thóc người ta chia thành gạo nếp và tẻ.Trong họ nếp lại có nhiều giống như nếp cái,nếp hoa vàng,Trong họ lúa tẻ lại có nhiều giống như tẻ đỏ,tẻ thơm Q5,302.Dựa vào đặc điểm thích nghi của các giống lúa như lúa nước lúa cạn.Lúa nước là giống đc trồng phổ biến ở nước ta.Người Việt Nam có hai ddb` lớn là ddb` sông hồng và ddb` sông Cửu Long.Hạt thóc chế biến thành gạo là nguồn lương thúc chính trong đời sống con người.ngoài ra nó còn phục vụ xuất khẩu.Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giớ,sau Thái Lan.từ hạt gạo người ta chế ra nhiều loại bánh rất ngon.Nó còn cungcấp cho ngành công nhiệp nhẹ như rượu,bia,thực phẩm.Lúa còn làm thức ăn cho động vật hay thân lúa lợp nhà,bện ổ....từ htaj gạo con người làm ra bánh chưng,bánh dày,làm nên hương vị tết cổ truyền,một phong tục đẹp ăn vào đời sống dân tộc Việt Nam.Bông lúa là biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước ASEAN,tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước,cũng như gợi tình cảm quê hương với những người xa sứ.cây lúa còn gắn với các lễ hội:hội xuống đồng,lễ cúng cơm mới,.Cây lúa còn đi vào thơ ca nhạc họa.Có không ít các bài hát bài thơ ca ngợi về cây lúa,cũng như ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,thể hiện niềm tự hào và tình yêu nước:
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".
Cây lúa gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam.Tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên ở
àng quê đều gắn bó với cây lúa.Đó là những buổi chiều hè chăn trâu,thả diều,bắt dế trên cánh đồng lúa hay có hi còn giúp đỡ cha mẹ trong việc đồng áng.Hình ảnh chú bé ngồi lưng trâu thổi sáo mãi là hình ảnh đẹp và mang nặng hồn quê non nước. Cây lúa ưa sống trong môi trường nước nên phải thường xuyên giữ ẩm và nước trong ruộng từ 3-5cm.Phải thường xuyên thăm đồng,phát hiện kịp thời 1 số bệnh như sâu ăn lúa sâu cuốn lá,khô vằn...diệt trừ các loại sâu hại,bón phân theo qui định.Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng,hạt lúa cần được phơi,sấy khô va bảo quảntốt thì gạo mới ngon. Xã hội phát triển ngày càng hiện đại hơn,ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh,những cánh đồng lúa càng thu hẹp lại thế nhưng cây lúa mãi mãi là loạicây có giá tri trong đời sống cật chất tinh thần người Việt Nam.Giá trị ý nghĩa của nó không thể thay đổi bởi hạt gạo nuôi sống con người Việt Nam