Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã ca ngợi loài hoa này:
” Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “
Đúng vậy, không biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành biểu tượng cho sự thanh cao và thuần khiết. Hoa sen có mặt từ rất lâu, ở khắp mọi miền trên đất nước chứ S của ta. Hoa sen không đẹp rực rõ như những loài hoa khác mà hoa sen đẹp một cách giản dị, cao sang.
Nhìn từ xa, hồ sen như một tấm thảm màu xanh mát, điểm thêm một vài bông sen đỏ, hồng, trắng. Những chiếc lá sen to tròn, uốn cong nổi dập dềnh trên
mặt nước trong xanh. Có những lá sen nhỏ nổi trên cách mặt nước khoảng mười xăng-ti-mét. Thấp thoáng giữa màu xanh của lá là hững bông hoa đủ màu: đỏ, hồng, trắng,.... Có một vài bông lâu ngày đã ẩn mình trong lớp lá xanh thì nay đã nở xòe, những cánh sen xếp từng lớp vào nhau tạo nên những đóa hoa rất đẹp. Có những bé hoa còn đang e thẹn từ từ chúm chím khé nở như những em học sinh rón rén bước vào một ngôi trường mới.
Lấp ló trên đầu nụ là những sắc đỏ, hồng hoặc trắng. Lâu lâu lại có những bông đã lụi dần các cánh hoa, chỉ còn một mình lại đài hoa, to gần bằng cãi phễu, chứa bên trong rất nhiều hạt sen trắng muốt như những hạt gạo. Lại gần hồ, chúng ta có thể thấy những ngó sen ngập trong nước,trắng ngần cắm mình xuống bùn. Hoa sen không thơm ngàn ngạt nhưu những loài khác mà thơm một cách dịu dàng thoang thoảng, mát mẻ, tươi mới. Mỗi khi có một cơn gió thoảng qua hương hoa lại hòa vào trong gió lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Hương sen mang đến cho mọi người sự khoan khái, dễ chiu.Hoa sen mọc trong đầm lầy. Hoa sen mọc trong đầm lầy mà vẫn toát lên vẻ thanh cao, tinh khiết. Chính vì vẻ đẹp này có nhà thơ đã khẳng định hoa sen còn tựa như một vùng đất:
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Nhắc đến hoa
sen người ta còn nghĩ ngay đến vẻ đẹp
của người phụ nữ Việt Nam cao sang. Đồng thời hoa sen
cũng thể hiện
vẻ đẹp cao quý của riêng những người
phụ nữ Việt. Vẻ đẹp tâm hồn lẫn thể chất của người phụ
nữ Việt Nam cũng được ví như loài hoa mang tình chất
lam lũ, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh sống mà
vẫn giữ được phẩm giá, đức hạnh. Tất cả bộ phận của
sen đều có lợi ích. Phục vụ cho con người cả về thể chất,
về sức khỏe. Món củ sen hầm với xương bò là món tủcủa
em, mẹ em hay tẩm bổ cho cả nhà. Ngũ sen dùng
làm gỏi với tôm, tai heo,... là ngon nhất. Đặc biệt, cuống
sen phơi khô còn có thể làm thuốc trị viêm mũi, viêm xoang. Trong các quán xôi để giữ nguyên hương vị của xôi. Lá sen khô dùng để sắc với nước có thể giảm mỡ trong máu. Hoa sen dùng để trang trí. Chùa Một Cột cũng dựa trên hình ảnh hoa sen được thiết kế, xây dựng. Truyền thuyết kể rằng chùa Mọt Cột được xây dựng lên nhờ giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Ngoài ra, vào ngày Tết,
mẹ em còn dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng những bông hoa to và đẹp nhất. Hoa sen có những phẩm chất tốt đẹp của con người. Không những vậy còn rất giúp ích cho cuộc sống thêm đẹp hơn. Thật xứng đáng làm quốc hoa của Việt Nam.
Thời gian trôi đi, vạn vật đổi thay song hoa sen vẫn mang trong
mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao và truyền thống. Đẹp giản dị
mà mê đắm lòng người, hoa sen đã song hành bao đời cùng dân
tộc ta, trở thành quốc hồn, quốc túy của cả một dân tộc. ta không
chỉ yêu quý mà còn nâng niu những bông sen nhỏ bé mà ý
nghĩa.
Thế giới quanh ta là thiên nhiên diệu kì. Đặc biệt, thiên nhiên với muôn ngàn loài cây luôn làm ta ấn tượng, yêu quý. Còn với riêng em, em yêu quý nhất cây đào.
Cây đào là loài cây quen thuộc với ngày Tết của dân tộc ta. Nó là loài cây đặc trưng cho miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Những cành cây vươn ra rộng rãi. Cành lá của nó làm em liên tưởng đến non xanh, xuân nồng nàn thi vị. Những bông hoa nhỏ hồng mơn mởn điểm tô cho vẻ đẹp bình dị của nó. Đào không nở quanh năm mà chỉ đến vào dịp Tết nên luôn luôn đặc biệt, ấn tượng với mỗi người. Những nụ hoa chúm chím làm em nghĩ nhiều về vẻ e ấp, dịu dàng.
Em yêu quý đào vì nó là loài cây đặc trưng của miền Bắc vào Tết đến xuân sang. Đào bình dị nhưng gắn liền với tuổi thơ em nồng nàn. Tuổi thơ đã từng khao khát nhà có một cây đào mộc mạc để háo hức vui tươi trong ngày Tết. Cây đào thơm với vẻ bình dị, mơ màng. Đào mang đến cho em muôn ngàn niềm vui, niềm hạnh phúc. Đào gửi trao cho em những ấn tượng về một loài cây mảnh dẻ nhưng kiên cường, mơ màng.
Kỉ niệm đặc biệt của em với cây đào gắn với bao niềm vui thú. Ngày bé khi gia đình không có tiền mua đào, đi đến đâu em cũng thèm muốn. Thèm muốn có một cây đào xinh tươi, nó là khao khát của tuổi thơ nghèo khó. Và ngày bố mẹ mua cây đào vào dịp Tết năm ấy, niềm vui nhân lên vô hạn. Em biết ơn bố mẹ và háo hức vô cùng. Chăm chút từng chút cho đào, lòng em thấy vui sướng và mênh mông vô hạn. Ngày nào em cũng chăm chút, ngắm nghía đào đến vô cùng. Theo lời bố mẹ nói, ngắm nhiều quá có khi đào không ra hoa. Em hiểu đó chính là vì sự háo hức, vui sướng của em ngày có cho mình một cây đào xinh tươi.
Đào là loài cây đặc trưng cho Tết. Vẻ đẹp của đào là vẻ đẹp của tự nhiên bình dị nhưng rất đỗi đẹp xinh. Sự xinh đẹp của đào làm em thấy yên lòng, nhẹ nhàng, mơ màng vô cùng. MOng rằng mỗi người đều có cho mình một nàng đào xinh đẹp, một loài cây để nhớ thương và gắn bó.
Mình không chép mẫu mà mình chép vở cũ của anh mình
Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.
Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùngđến thế!… Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.Đến lúc phải xa các bạn học sinh. Hoa phượng rơi, rơi…Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.
Kết bài thì bị nhòe mất rồi, bạn tự làm nhé
Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.
I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài: Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải: Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!
Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.
Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.
Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...
Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.
Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.
Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.
Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.
Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hy vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.
Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.
Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.
Biểu cảm về cây lúa Việt Nam:
Khi đến thăm Việt Nam đất nước tôi, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vì sao nơi đây là một đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi đâu đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa vàng ươm hay xanh ngắt thay đổi theo từng mùa "Việt Nam đất nước ta ơi; mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".
Từ bao đời nay, hình ảnh cây lúa đã gắn bó rất thân thiết với con người, với làng quê Việt. Qua tích xưa kể lại, từ những hạt gạo trắng ngần, chàng Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy để kính dâng lên vua Hùng. Từ đó món ăn của chàng đã được người đời nhớ mãi. Cũng chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ cho đến mãi mãi về sau.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải trãi qua nhiều giai đoạn từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo… Thật biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Mặc khác cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà... cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trở thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Lúa không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc thiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như: bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu Á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước ta, chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa “Bao giờ cây lúa còn bông; thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Đến Việt Nam quê hương tôi, bạn sẽ nghe rì rào tiếng lúa thì thầm trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương.