K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2016

Cách xác định ẩn dụ, hoán dụ:

Ẩn dụ dựa trên nhiều nét tương đồng của "sự vật"được dùng chung tên gọi ấy

* Hoán dụ lại dựa trên mối quan hệ tương cận của hai "sự vật" luôn gắn với nhau.

8 tháng 5 2016

bn dựa vào công thức của ẩn dụ và hoán dụ là đc mà

11 tháng 2 2019

ai làm nhanh nhất, đúng nhất mik cho 10 k

13 tháng 7 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn..
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

hok tốt ~~

13 tháng 7 2018

Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”.

11 tháng 3 2016

1. GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ CÓ NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU:

ẨN DỤ:

 Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).

Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.

Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.

Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.

Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.

HOÁN DỤ

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).

Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.

Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.

Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.

Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.

2. NHƯNG ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ VẪN CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU:

Cả ẩn dụ và hoán dụ đều lấy tên sự vật, hiện tư­ợng này để gọi tên sự vật hiện t­ượng khác có nét tương đồng với nó.

Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.

11 tháng 3 2016

-Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng ...( mấy cái giống mình không kể nhé)

-Hoán dụ là họi tên sự vật , hiện tượng , khái niệm này bằng tên sự vật , khái niệm khác có nét gần gũi ...

 

1 tháng 9 2021

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:

- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau, vì vậy mà người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật, hiện tượng đó.

- Phép hoán dụ dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật hiện tượng có liên quan trực tiếp đến nhau, gần kề nhau.

Trên đây là bài viết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ của Vieclam123.vn, hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn học sinh nắm được chi tiết khái niệm, các hình thức, biết cách phân biệt hai biện pháp này và có thể sử dụng thành thạo hai phương pháp tu từ này.

1 tháng 9 2021

ẩn dụ: gọi vật này bằng tên vật kia mà giữa 2 vật có nét tương đồng

hoán dụ: gọi sự vật này bằng sự vật kia mà giữa 2 sự vật có mối quan hệ gần gũi

@Cỏ

#Forever

17 tháng 3 2016

ẩn dụ: nắng chiều ngoài hè vàng ròn (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
hoán dụ: những tà áo dài thướt tha đang miệt mài đạp xe đến trường(hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật. ở đây những tà áo dài là những cô học trò mặc áo dài đạp xe đên trường)

13 tháng 3 2018

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na là Ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của sự vật/hiện tượng A với B, là các bạn gọi tên A nhưng ẩn B đi.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Có 4 kiểu ẩn dụ

13 tháng 3 2018

ẩn dụ là...

1 tháng 4 2019

Fuck You

18 tháng 12 2021

Biện pháp nhân hóa : Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người như: anh, chị,ngửi, chơi, ...Ví dụ: Trong bài hát Chị ong Nâu và em bé. Hình ảnh chú ong được nhân hóa.

Biện pháp ẩn dụ:sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.Ví dụ:  Người cha, Bác chính là nói đến Hồ Chí Minh.

Biện pháp hoán dụ : có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.

Ví dụ:“Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”Hình ảnh áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.

Biện pháp điệp ngữ : Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.

18 tháng 12 2021

Nguồn bạn có thể tham khảo nhé https://giasuviet.net.vn/cach-phan-biet-cac-bien-phap-tu-tu/

8 tháng 5 2016

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

8 tháng 5 2016

Giống :

_ Đều làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

_ Đề gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác

Khác :

        Ẩn dụ      Hoán dụ

Có nét tương đồng

( so sánh ngầm - mất vế B )

Có nét gần gũi

Dựa trên quan hệ tương cận.