K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2016

+ Những kẻ nào xâm lước đất nước ta se phải nhận hình phạt xứng đáng

+ Khẳng định nền độc lập tinh thần chiến đấu của quân dân ta

Chúc bạn học tốt!

1 tháng 10 2016

Cách nói đó thể hiện sự quả báo, những việc làm sai trái sẽ bị trừng phạt thích đáng.

25 tháng 9 2016

Vì muốn khẳng định 1 điều rằng những kẻ xâm lước, chiếm đoạt sẽ phải nhận thua cuộc. Khẳng định tinh thần chiến đấu, sức mạnh của quân dân ta.

25 tháng 9 2016

Để khẳng định điều chắc chắn những kẻ đi xâm lược luôn nhận thất bại.Tăng tính khẳng định sức mạnh và sự chiến thắng quân ta

22 tháng 9 2016

Khác: Theo cách nói " chúng mày...chuốc  bại vong nhằm mục đích thể hiện quả báo, làm những việc sai trái thì sẽ bị trừng phạt.

1 tháng 10 2016

Khắng định những kẻ nào đến xâm lược sẽ phải nhận lấy hậu quả thích đáng.

Khắng định tinh thần chiến đấu của quân dân ta

22 tháng 9 2016

để khẳng định những điều chắc chắn rằng những kẻ đi xâm lược luôn nhận thất bại, tăng tính khẳng định sức mạnh và sự chiến thắng của quân ta.

2 tháng 10 2016

+ Kẻ nào đến xâm phạm sẽ phải chịu hậu quả

+ Khẳng định tinh thần chiến đấu của quân dân ta

Tác giã muốn thể hiện là ý chí kiên cường, quyết chống lại quân xâm lược và mong mún sự hòa bình

23 tháng 9 2016

       Tác giả muốn nói rằng nếu giặc xâm lược nước mình chỉ có thất bại thể hện ý chí kiên cương, quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta 

22 tháng 9 2016

a)

-Số câu trong bài: 4 câu

-Số chữ trong câu: 7 chữ mỗi câu (tổng cộng 28 chữ)

-Cách hiệp vần: vần "ư" cuối câu

-Nam Quốc Sơn Hà được viết bằng thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

b)

Bài Nam Quốc Sơn Hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, ng ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian.

c)

Ý 1Ý 2
Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định vầ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.Là ý trí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu giặc xâm phạm thì phải chuốt lấy bại vong.

d)

Việc dùng chữ "Đế" mà không dùng chữ "Vương" ở câu thứ nhất cho thấy trong ý trí về dân tộc của người Việt Nam từ đầu thế kỉ XI : biết ơn trời đất, dùng những từ ngữ lịch sự, trang trọng và cao cả dành cho những người có công lớn hay những người cao cả, vĩ đại.

-Để khẳng định điều chắc chắn những kẻ đi xâm lược luôn nhận thất bại. Tăng tính khẳng định sức mạnh và sự chiến thắng quân ta.

22 tháng 9 2016

a/ Vì bài thơ này được phát ra từ đền thờ thần của Trương Hống và Trương Hát và làm cho  quân giặc phải khiếp sợ. Nêu cao tinh thần đấu tranh giành độc lập

b/ Ý 1: Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Ý 2: Kẻ thù xâm lược sẽ phải nhận lấy bại vong, Tác giả khẳng ý trí chủ quyền.

c/

-Việc dùng từ 'đế' mà không dùng từ 'vương' ở câu thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.

- Thể hiện ý trí đấu tranh dành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Cách nói đó khiến cho quân giặc phải khiếp sợ.

Tác giả bài thơ thể hiện giọng điệu dõng dạc hùng hồn đanh thép

10 tháng 1 2017

Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo:

- Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ

- Câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Chúng tôi, chúng ta, nhân dân ta ...

Chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ vì:

- Câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

10 tháng 1 2017

Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo:

- Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ

- Câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Chúng tôi, chúng ta, nhân dân ta ...

Chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ vì:

- Câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

18 tháng 1 2018

so sánh cấu tạo của 2 câu:

(1)thiếu chủ ngữ

(2)có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

27 tháng 11 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

27 tháng 11 2016

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó

  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

22 tháng 12 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."