Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk có đấy................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................mk có cần,mk cũng cần lắm
Trường: ……………………………...... Lớp: ……................................................. Họ và tên: ………………….…………… | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Toán lớp 5 NĂM HỌC: 2017 - 2018 Thời gian 40 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng (1 điểm)
a. Giá trị chữ số 9 trong số 45,795 có giá trị là:
A. 90 B. 95 C. 9/100 D. 9/10
b. Số bé nhất trong các số: 3,445; 3,454; 3,455; 3,444 là:
A. 3,445; B. 3,454; C. 3,455 D. 3,444
Câu 2: Khoanh vào trước câu trả lời đúng (1 điểm)
a). viết dưới dạng số thập phân là?
A. 3,445 B. 4,03 C. 4,3 D. 4,003
b). Viết thành tỉ số phần trăm: 0,58 = …….. %
A. 5,8% B. 0,58% C. 58% D. 580%
Câu 3: Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
a/. 369,4 + 284,2
b/. 516,40 - 350,28
Câu 4: Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
c/. 45,54 : 18
d/. 25,04 x 3,5
Câu 5: Tìm x (1 điểm) x + 18,7 = 50,5 : 2,5
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
Câu 6: Khoanh vào trước câu trả lời đúng: (1 điểm)
a. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 6 cm2 8 mm2 = …… cm2
A. 68 B. 6,8 C. 6,08 D. 6,008
b. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 2 tạ 50 kg = …… tạ
A. 2,50 B. 2,05 C. 250 D. 25
Câu 7: Khoanh vào trước câu trả lời đúng: (1 điểm )
Tam giác ABC có diện tích 40 cm2. Chiều cao AH có độ dài 8 cm. Độ dài đáy BC của tam giác ABC là:
A. 5cm B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm
Câu 8: Bài toán (1 điểm)
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 26 m, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài, trong đó diện tích đất làm nhà chiếm 62,5%. Tính diện tích đất làm nhà.
Bài giải
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
Câu 9: Bài toán (1 điểm)
Lớp 5A có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%, còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó.
Bài giải
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
Câu 10: Bài toán (1 điểm)
Hai mảnh đất có diện tích bằng nhau. Mảnh thứ nhất là hình vuông có chu vi là 240 m. Mảnh thứ hai là hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 90m. Tính chiều cao của mảnh đất hình tam giác.
……………………………………..
……………………………………..
……………………………………..
Đáp án và hướng dân giải môn Toán lớp 5 học kì 1
Câu 1, 2, 6: chọn đúng mỗi ý của câu được 0,5 điểm. cụ thể như sau:
1a. C
1b. D
2a. B
2b. C
6a. C
6b. A
Câu 3, 4: (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm, đặt tính mà tính sai không được điểm.
Câu 5: (1 điểm ) x + 18,7 = 50,5 : 2,5
X + 18,7 = 20,2
X = 20,2 - 18,7
X = 1,5
Câu 7: Chọn đúng câu B được 1 điểm.
Câu 8, 9, 10: Học sinh thực hiện được các yêu cầu sau: Lời giải và phép tính đúng mỗi phần được điểm cụ thể phía dưới; lời giải sai, phép tính đúng không tính điểm câu đó chỉ bảo lưu kết quả để tính điểm câu sau. Đơn vị sai không được điểm cả câu. Học sinh có cách giải khác phù hợp căn cứ theo cách giải để cho điểm phù hợp.
Câu 8: Giải
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
26 : 4 = 6,5 (m) (0,25 đ)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
26 x 6,5 = 169 (m2) (0,25 đ)
Diện tích đất làm nhà là:
169 : 100 x 62,5 = 105,625 ( m2) (0,5 đ)
Đáp số: 105,625 m2
Câu 9:
Tỉ số phần trăm của số học sinh 11 tuổi là:
100 % - 75 % = 25 % (0,5 đ)
Số học sinh 11 tuổi là:
32 : 100 x 25 = 8 (học sinh) (0,5 đ)
Đáp số: 8 học sinh
Câu 10:
Cạnh mảnh đất hình vuông là:
240 : 4 = 60 (m) (0,25 đ)
Diện tích mảnh đất hình vuông là:
60 x 60 = 3600 (m2) (0,25 đ)
Chiều cao mảnh đất hình tam giác:
3600 x 2 : 90 = 80 (m) (0,5 đ)
Đáp số: 80 mét
Câu 8, 9, 10 Học sinh có cách giải khác phù hợp với đề bài, đúng được tính đủ điểm theo yêu cầu.
Phụ ghi: Làm tròn điểm VD: 5,25 = 5 ; 5,5= 6; 5,75= 6
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Toán theo TT 22
Mạch kiến thức, kỹ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc, viết, so sánh phân số, số thập phân. | Số câu | 2 | 2 | ||||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | |||||||||
Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||||||
Tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết. | Số câu | 1 | 1 | ||||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||||||
Đo độ dài, khối lượng và diện tích. | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||||||
Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . | Số câu | 2 | 2 | ||||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | |||||||||
Giải bài toán có nội dung hình học (hình tam giác) | Số câu | 1 | 1 | ||||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||||||
Tổng | Số câu | 3 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 4 | 6 | ||
Số điểm | 3,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,0 | 1,0 | 4,0 | 6,0 |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Những chú chó con ở cửa hiệu
Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: "Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?"
Người chủ cửa hàng trả lời: "Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con!"
Cậu bé rụt rè nói: "Cháu có thể xem chúng được không ạ?"
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy có một chú bị tụt lại sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: "Con chó này bị sao vậy bác?"
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: "Đó chính là con chó cháu muốn mua".
Chủ cửa hàng nói: "Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu".
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: "Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra, ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”
"Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó", người chủ cửa hàng khuyên. "Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.”
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: "Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó."
Câu 1:
Cậu bé khách hàng chú ý đến chú chó con nào?
- a. Chú chó con lòng trắng muốt.
- b. Chú chó con bé xíu như cuộn len.
- c. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng.
Câu 2:
Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu?
- a. Vì con chó đó bị tật ở chân.
- b. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh khỏe khác trong cửa hàng.
- c. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng
Câu 3:
Tại sao cậu lại chọn mua con chó bị tật ở chân?
- a. Vì cậu thương hại con chó đó.
- b. Vì con chó đó rẻ tiền nhất.
- c. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu, nên có thể chia sẻ được với nhau.
Câu 4:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- a. Hãy yêu thương những người khuyết tật.
- b. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- c. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.
Câu 5:
Câu "Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó!" là loại câu gì?
- a. Câu kể
- b. Câu cảm
- c. Câu khiến
Câu 6:
Trong câu "Gương mặt cậu bé thoáng buồn." bộ phận nào là chủ ngữ?
- a. Gương mặt
- b. Gương mặt cậu bé
- c. Cậu bé
Câu 7:
Từ giá trị trong câu "Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà." thuộc từ loại gì?
- a. Danh từ
- b. Động từ
- c. Tính từ
Câu 8:
Có những từ láy nào trong bài văn trên?
- a. rụt rè, chậm chạp, chạy nhảy
- b. rụt rè, chậm chạp, khập khiễng
- c. chậm chạp, khập khiễng, chạy nhảy
Câu 9:
Câu sau đây có mấy trạng ngữ?
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.
- a. Một trạng ngữ
- b. Hai trạng ngữ
- c. Không có trạng ngữ nào
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đi xe ngựa
Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.
Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.
(theo Nguyễn Quang Sáng)
Câu 10:
Ý chính của bài văn là gì?
- a. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
- b. Nói về một chuyến đi xe ngựa.
- c. Nói về cái thú đi xe ngựa.
Câu 11:
Câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương." miêu tả đặc điểm con ngựa nào?
- a. Con ngựa Ô
- b. Con ngựa Cú
- c. Cả hai con
Câu 12:
Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?
- a. Vì nó chở được nhiều khách.
- b. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.
- c. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.
Câu 13:
Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng?
- a. Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ không lấy tiền.
- b. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa.
- c. Cả hai ý trên.
Câu 14:
Câu "Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi." thuộc kiểu câu gì?
- a. Câu kể.
- b. Câu khiến.
- c. Câu hỏi.
Câu 15:
Chủ ngữ trong câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương." là những từ ngữ nào?
- a. Cái tiếng vó của nó.
- b. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường.
- c. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc.
Câu 16:
Câu "Con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa." có mấy tính từ?
- a. Hai
- b. Ba
- c. Bốn
Câu 17:
Bài này có mấy danh từ riêng?
- a. Hai danh từ riêng
- b. Ba danh từ riêng
- c. Bốn danh từ riêng
Câu 18:
Từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả?
- a. Đỏ ửng
- b. Đỏ mọng
- c. Đỏ ối
Câu 19:
Từ nào đồng nghĩa với từ "vắng vẻ"?
- a. hiu quạnh
- b. mênh mông
- c. vui vẻ
Câu 20:
Từ "Quê hương" hợp nghĩa với câu nào dưới đây?
- a. Là nơi sinh ra và lớn lên của em.
- b. Em không thể nào quên
- c. Là nơi em không thể xa.
Bạn ko nên đăng lung tung
Nếu bạn muốn biết đề thì kb mk nói cho😆😆😆
Nhớ ...cho câu trả lời này nhé
Đề ôn thi vào lớp 6 môn Toán
Câu 1: Cho một số tự nhiên. Nếu thêm 28 đơn vị vào ¼ số đó ta được số mới gấp 2 lần số tự nhiên đó. Số tự nhiên đó là:...........
Câu 2: Nam và Tài gặp hẹn gặp nhau lúc 8 giờ 50 phút. Nam đến chỗ hẹn lúc 8 giờ 35 phút còn Tài đến muộn mất 15 phút. Nam phải chờ Tài số phút là:……….. phút.
Câu 3: Có 3 thùng dầu. Thùng thư nhất có 10,5l, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3l, số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng đầu. Cả ba thùng có số lít dầu là………
Câu 4: Hình chữ nhật ABCD được chia thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật (hình vẽ). Biết chu vi hình chữ nhật ABCD bằng 144 cm, chu vi hình chữ nhật EBCG gấp 4 lần chu vi hình vuông AEGD. Tính chu vi 2 hình nhỏ?
Chu vi hình vuông AEGD là:……………..; chu vi hình chữ nhật EBCG là:
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra khảo sát
Câu 1: 2 điểm
Giải:
Ta coi ¼ số đó là một phần bằng nhau thì số đó gồm 4 phần bằng nhau.
Khi thêm 28 đơn vị vào 1 phần bằng nhau đó ta được số mới gồm 8 phần bằng nhau.
28 đơn vị tương ứng với số phần bằng nhau là:
8 – 1 = 7 (phần)
Giá trị một phần là:
28 : 7 = 4
Số tự nhiên đó là: 4 x 4 = 16
Câu 2: 2 điểm
Giải:
Nam đến trước thời gian đã hẹn số phút là:
8 giờ 50 phút – 8 giờ 35 phút = 15 (phút)
Nam phải chờ Tài số phút là:
15 phút + 15 phút = 30 (phút)
Câu 3: 2 điểm
Giải:
Số lít dầu có trong thùng thứ hai là:
10,5 + 3 = 13,5 (lít)
Số lít dầu có trong thùng thứ ba là:
(10,5 + 13,5) = 12 (lít)
Số lít dầu có trong cả ba thùng là:
10,5 + 13,5 + 12 = 36 (lít)
Câu 4: 2 điểm
Giải:
Theo hình vẽ ta có:
Vì EG bằng BC và cũng bằng cạnh AE nên chu vi hình chữ nhật nhỏ bằng tổng độ dài hai chiều dài của hình chữ nhật lớn. Hai lần chiều dài hình chữ nhật lớn gấp 4 lần chu vi hình vuông, tức là gấp 16 lần độ dài cạnh hình vuông, hay chiều dài hình chữ nhật lớn gấp 8 chiều rộng.
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 144 : 2 = 72 (cm)
Cạnh hình vuông dài là: 72 : (8+1) = 8 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật lớn là: 72 – 8 = 64 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật nhỏ là: 64 – 8 = 56 (cm)
Chu vi hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là: (56 + 8) x 2 = 128 (cm)
Chu vi hình vuông AEGD là: 32 cm; chu vi hình chữ nhật EBCG là: 128 cm.
TK
Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Toán Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Chữ số 5 trong số 254,836 có giá trị là:
a. 50
b. 500 000
c. 5 000
d. 50 000
Câu 2: (1 điểm) Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
a. 10
b. 20
c. 30
d. 40
Câu 3: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là:
a. 67,5m2
b. 675m2
c. 12m2
d. 135m2
Câu 4: (1 điểm) Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh của cả lớp là:
a. 60%
b. 40%
c. 18%
d. 30%
Câu 5: (0,5 điểm) Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là:
a. 4 cm3
b. 6 cm3
c. 1 cm2
d. 1 cm3
Câu 6: (1 điểm) Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy là 18cm và 12cm, chiều cao 9 cm.
a. 135 cm2
b. 315 cm2
c. 135 cm
d. 153 cm2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7: (2,0 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 5 giờ 28 phút + 3 giờ 47 phút
b) 6 năm 5 tháng – 3 năm 8 tháng
c) 5 phút 12 giây x 3
d) 13 giờ 20 phút : 4
Câu 8: (1,0 điểm) Tìm x:
a) X x 12,5 = 6 x 2,5
b) x – 1,27 = 13,5 : 4,5
Câu 9: (1,0 điểm) Lan đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp với vận tốc 20 km/giờ, hết 15 phút. Tính quãng đường từ nhà Lan đã đi
Câu 10: (1,0 điểm) Một tấm gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8dm, chiều rộng 6dm, chiều cao 20cm. Hỏi tấm gỗ nặng bao nhiêu ki lô gam, biết rằng 1dm3 khối gỗ nặng 800g.
mk có nè
lớp 6 trường nào bạn ơi