Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Vào một ngày nghỉ Chủ Nhật, tôi đang dọn dẹp lại góc học tập thì nghe tiếng nói ở đâu đó, một lát sau tôi nhận ra đó là tiếng nói của anh bút, chị thước và cậu compass đang cãi nhau.
Tôi đứng nghe lén một lúc thì nghe tiếng của chị thước nói:
- " Thôi đừng buồn nữa các anh ạ, chúng ta bây giờ sẽ không được cô chủ dùng đến nữa. Đã có người mới thay chúng ta rồi vì chúng ta đã cũ kĩ lắm rồi, đâu còn dùng đến được nữa."
Anh bút liền nói luôn:" Chúng ta đã phục vụ cho cô chủ hết mình, ít ra khi chúng ta hư hỏng rồi thì cô chủ cũng phải giữ lại để làm kỉ niệm chứ. Thật không ngờ co chủ của chúng ta lại phũ phàng đến theed, hừ". cậu compass nghe vậy cũng cho là đúng, riêng chị thước thì không đồng ý lắm. Chị bảo:
-" Tôi biết là như thế nhưng bây giờ cô chủ đã lên lớp 6 rồi, sách vở của cô chủ không phải ít như trước nữa, các đồ dùng học tập của cô cũng nhiều hơn. Trên góc học tập của cô bây giờ toàn là đồ mới không, chúng ta là đồ cũ bỏ đi thì làm gì được lên đó ngồi và chờ cô chủ sử dụng chứ.".
Tôi nghe đến đó thì nói với họ:" Tôi biết mọi người đã giúp cho tôi rất nhiều nhưng bây giờ mẹ tôi sắm cho tôi những thứ mới hơn và mẹ bảo vứt mọi người vào thùng ra đi kẻo không có chỗ lại vừa xấu thì tôi biết phải làm thế nào."
Lúc đó cả 3 người họ mới biết là từ đầu đến cuối câu chuyện mà họ nói đều đã bị tôi nghe hết. Anh bút lúc đó đang bực tức nên nói tôi vừa phũ phàng lại vừa có tính nghe lén câu chuyện của người khác làm cho tôi rất buồn nhưng chị thước lại bảo với anh bút rằng"Anh không được nói cô chủ như thế, vì dọn dẹp lại góc học tập của mình nên cô ấy mới vô ý nghe thấy chứ đâu phải cô ấy cố tình."
Riêng cậu compass thì chỉ ngồi im lặng nghe ý kiến của ng khác chứ không nói gì cả. Lúc đó tôi nhìn thấy anh bút và chị thước đang rơi nước mắt vì sắp phải xa tôi nên tôi mới có một ý kiến và nói với họ:
- Bây giờ tôi sẽ không vứt mọi người đi nữa mà tôi sẽ cho mọi người vào trong cặp cùng với các đồ dùng mới, nhưng mọi người không được so bì giữa đồ mới và đồ cũ như thế nữa được chứ?
Anh bút, chị thước và cậu compass hiền lành lúc đó mới vui lên, mọi người ai cũng đồng ý và không cãi nhau nữa. Một lát sau thì anh bút mới khẽ nói lwoif xin lỗi với tôi vì đẫ nói không tốt về tôi như thế và mọi người lại vui vẻ với nhau. Còn tôi thì vừa vui vừa tiếp tục công việc dọn dẹp của mình.
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
-Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo là dòng sông Lại Giang yêu dấu.
Con sông này được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Dòng sông này vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Không chỉ vậy Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.
Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.Mãi mãi và mãi mãi vẫn là như thế.
Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi.
Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Cảnh vật 10 năm sau sẽ rất khác so với hiện tại
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm.
Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều.
Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này.
Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.
ok
Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.
Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.
Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.
– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.
– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?
Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.
Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình
– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".
– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.
Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:
– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…
Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.
– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…
Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:
– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.
Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?
Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".