K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

Mình chỉ lập 1 đề thôi nhé ( Chuyện vui sinh hoạt )

A. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
C. Kết bài:
​- Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

 

20 tháng 12 2016

cả 7 đề lun ớ Vũ Dương Phương Linh

22 tháng 12 2016

Đề thi tì mỗi chỗ 1 khác pn ạk nhưng mà mk cho pn đề để tham khảo nhé ^ ^

Đề bài : Trong nhà em có 3 phương tiện giao thông xe đạp , xe máy , ô tô . Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc so bì của 3 phương tiện ấy .

22 tháng 12 2016

Đề : Nói lại câu hỏi của thằng nguyenthithuhang

21 tháng 12 2016

A. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
C. Kết bài:
​- Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

21 tháng 12 2016

mk tick cho bạn đó nhưng mk cần dàn ý chi tiết cơ nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn nha

 

15 tháng 11 2016

Mình sẽ tiết lộ cho các bạn biết món quà nhé! Chả là cửa hàng quần áo và giày của chị mình trên Hà NỘI đang xả hàng vì hàng này không cần bán nữa rồi mà đã có hàng mới về rồi ko phải là hàng dởm đâu nhé hàng nước ngoài cả đấy nhé chỉ là có đơn hàng mới rồi đống này ko biết làm gì xả hàng miến phí vì đống cũ thu hàng khối tiền rồi nên ko tham nữa!! Bài viết số 3 - Văn lớp 6nếu trả lời đúng câu hỏi bạn sẽ được quyền chọn 1 cái áo và giày bạn thích và ấn theo dõi mình mà nhắn tin cho mình để mình hưỡng dẫn nha!! Mặt hàng đâyBài viết số 3 - Văn lớp 6

 

16 tháng 11 2016

mình chỉ lấy tiền ship thôi nhé tiền ship tùy theo nơi ở nhé hàng nữa nèBài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6

9 tháng 11 2016

ca vang

9 tháng 11 2016

Làm cho câu truyện thêm sinh động hấp dẫn người nghe người đọchihi

16 tháng 10 2016

Truyện Ếch ngồi đáy giếng được chia làm 2 phần . 

16 tháng 10 2016

Bố cục văn bản Ếch ngồi đáy giếng :

Đoạn 1: "Từ đầu ...chúa tể". Cảnh Ếch sống trong giếng.

- Đoạn 2: "Phần còn lại". Cảnh Ếch sống ngoài giếng và kết cục của câu chuyện

16 tháng 5 2016

Mình chưa hiểu

16 tháng 5 2016

vậy đề của bạn là gì

29 tháng 10 2016

bạn phải làm à mình ko phải làm

4 tháng 11 2016

1. MB

* Giới thiệu chung

- Cuộc đi do ai tổ chức ? Đi vào dịp nào ? Thăm di tích nào ?

2. TB

* Diễn biến cuộc đi thăm

- Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến gặp

- Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi

3 . KB

* Cảm nghĩ của em

- Gắn bó hơn với người cùng đi ( VD : thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị, em)

- Hiểu và thêm yêu quê hương và đất nước

11 tháng 9 2016

ghi  đề ra rõ ràng đi

11 tháng 9 2016

+ Muốn biết cách giải thích nghĩa từ mất của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiểu từ mất có những nét nghĩa nào.

+ Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:

- mất: không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.

- mất: không còn thuộc về mình nữa.

- mất: không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).

- mất: dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).

- mất: không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).

+ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.

 
4 tháng 11 2016

1.

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

4 tháng 11 2016

2.Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.

Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.

Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.

Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ...... đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc.

Rồi chúng em quây quần bên cánh võng, nghe bà kể về những kỉ niệm trong đời hoạt động cách mạng của mình; kể về chú Quang, người con trai yêu quý. Cảnh tượng bà cháu sum vầy thật vui vẻ và ấm cúng.

Từ giã bà Phan, chúng em sang thăm chú Hiển. Chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón chúng em. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú Hiển vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn.

Theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế, chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Chú hướng dẫn cho vợ con đan lát những mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng mây, tre, lá. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho mọi nhà.

Chúng em nhận giúp đỡ gia đình chú đã hơn nửa năm nay nên đến nhà chú thấy việc là làm. Nhóm nữ giúp cô Hồng dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, Bạn Thủy, bạn Dung hướng dẫn hai em con chú Hiển giải những bài toán khó. Chúng em quyên góp tiền mua tặng sách vở và một số đồ dùng học tập cho hai em. Chú Hiển nói lên ước nguyện của mình là cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Với tình hình sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình của chú, điều ấy quả thật chẳng dễ chút nào. Nhưng chúng em tin rằng với tinh thần phấn đấu và quyết tâm cao, ước vọng của chú sẽ thành hiện thực.

Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ kết thúc tốt đẹp. Trên đường về, chúng em bàn bạc để tìm cách giúp đỡ các gia đình ấy sao cho có hiệu quả hơn. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nhắc nhở chúng em sống sao cho có nghĩa có tình đối với những người có công với đất nước. Em càng hiểu sâu sắc hơn về lòng biết ơn - nền tảng đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc ta.