K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 4-5 câu nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?

"Không thầy đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi năm tôi học lớp 8. Lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm vặt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay.

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Mai sau lớn nên người - Làm sao có thể nào quên - Ngày xưa thầy dạy giỗ vì đã giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay

? đoạn văn bài hát nghe đúng hơn

26 tháng 12 2019

ĐỀ NGHỊ NGHIÊM TÚC

MAI TUI THI HỌC KÌ RÙI 

GIẢI DÙM ĐI

UK GIỐNG

18 tháng 12 2019

a)Biểu cảm

c)Tình thầy trò và lòng biết ơn của học trò đối với thầy

Hôm nay có bạn nào đi 20/11 chưa? Nếu chưa, mời các bạn ........ tham khảo vài bài văn để .......... chúc các thầy cô nhé .... :)Nguồn: tinmoi.vnDưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến...
Đọc tiếp

Hôm nay có bạn nào đi 20/11 chưa? Nếu chưa, mời các bạn ........ tham khảo vài bài văn để .......... chúc các thầy cô nhé .... :)

Nguồn: tinmoi.vn

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Tác giả: Vũ Nguyễn

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 1

Thời gian cứ trôi đi âm thầm và lặng lẽ, thấm thoát đã gần bốn tháng trôi qua. Thời gian tuy ngắn nhưng cũng đủ làm cho em cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Kim Tân. Với ước mơ trở thành 1 cô học trò được khoác lên mình chiếc áo đồng phục của trường THPT Chuyên Lào Cai, em đã rời xa ngôi trường mà mình đang học để đến với 1 ngôi trường hoàn toàn mới, những lo lắng, suy nghĩ xuất hiện trong khối óc nhỏ bé: Lo sợ vì mất đi những người mà mình quan tâm, yêu thương nhất, sợ vì phải rời xa nơi mà mình cảm thấy an toàn nhất, sợ phải chia tay những đứa bạn mà ngày nào cùng mình đùa nghịch và chọc ghẹo lẫn nhau,...và sợ cả khi không có bạn bè, thầy cô ở bên, có những lúc em đã định lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về những người đang trông mong và tin tưởng, em đã quyết định tiến bước, hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhớ những ngày ấy, những ngàu đầu của tháng 8, tiết trời ấm áp, khi trên con đường đến trường mới lạ còn cảm thấy có một chút mặc cảm, tự ti về bản thân, run sợ trước thách thức mới đang chờ đón thì khi đặt chân đến trường những cảm giác ấy hoàn toàn tan biến. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân vào cánh cổng là một cái gì đó rất gần gũi, thân quen. Ngôi trường hiện lên đẹp và khang trang, những tán lá cây dang rộng, một làn gió mát rượi thoảng qua đưa tâm hồn vào những điều tuyệt diệu nhất. Có lẽ chính cảm giác ấy đã thúc giục bước chân em tiến nhanh vào lớp học. Em bước lên cầu thang dãy nhà B, lên đến tầng 3, tấm biển lớp 9D được đặt ngay ngắn. Bước vào lớp các bạn đều rất thân thiện và dễ gần, tất cả đều cởi mở và vui vẻ chào đón một thành viên mới. Và sau đó, chính ngày hôm ấy, em đã gặp được cô-cô Lê Thị Lương. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là một con người rất thẳng thắn nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến học sinh. Cô có biết rằng, lời động viên của cô hôm ấy đã khiến em cảm thấy có ý chí để vươn lên hi vọng rằng mình có thể làm tốt.

Những ngày tiếp theo đó, em hiểu rõ về cô hơn cô rất nghiêm khắc, có những lúc em cảm thấy vô cùng sợ và tự hỏi rằng tại sao cô phải nghiêm khắc với chúng em như vậy? Nhưng rồi, thời gian đã giúp em nhận ra, cô nghiêm khắc là muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành và trở thành 1 con người tốt. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng em trong mọi việc. Cô cầm chổi giúp chúng em dọn vệ sinh trường lớp, cô cầm cuốc giúp chúng em trồng hoa,...và cô cầm cả viên phấn để viết lên cả tấm lòng mình. Cô dạy cho chúng em biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi, cô giúp cho chúng em tạo ra một cuốn sổ với thật nhiều trang viết với hình ảnh thú vị. Em thương cô vì cô quá vất vả, dẫu cô ốm nhưng không bao giờ cô bỏ giờ tự quản trong 15p đầu giờ trên lớp, thương ánh mắt cô thật buồn, những giọt nước mắt lăn dài trên má vì chúng em không ngoan...Em càng thương cô hơn vì cô luôn là giáo viên công bằng và luôn đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, cô luôn tìm cách để thấu hiểu được bọn học trò chúng em và nâng đỡ cho những bước chân ngây dại của chúng em. Em càng khâm phục cô hơn ở cách mà cô dành cho em và những bạn bè khác, cô luôn biết những khuyết điểm của mình và cố gắng khắc phục, cũng như góp ý khuyên răn với những khuyết điểm của chúng em 1 cách tinh tế để hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. Cô ơi! Em thương cô lắm tấm lòng rộng mở của cô, có nghiêm khắc nhưng rất mực thông cảm với học trò của mình, sự sâu sắc và gần gũi của cô nữa và còn vô vàn những điều khác nữa, đó phải là cả một tâm hồn, một trái tim dành cho chúng em,... và dẫu đó chỉ là tình cảm một chiều của cô, cô cho đi chẳng mong nhận lại điều chi cả. Đối với em, em đã lớn hơn chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi học với cô, em có được một tâm hồn mới, một sự tự ti vốn ẩn nấp trong em. Một trái tim biết cảm thông và lắng nghe, một tinh thần vượt khó cho dù vấp ngã, em đã học ở cô là sự nỗ lực không ngừng, cô chính là điểm tựa cho em đứng lên sau vấp ngã, gạt đi nước mắt em lạc bước tiếp ở cuộc đời này, em đã biết nhìn nhận vấn đề và không còn nữa những đánh giá ngây ngô.

 

Cô ơi! Ngày 20/11 sắp đến, em mong cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm của mình và cảm ơn cô về tất cả những gì cô giành cho em. Em yêu cô và yêu mái trường THCS Kim Tân này nhiều, em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên được nơi này-nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay xa.

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết. Lớp 9D. Trường: THCS Kim Tân. TP. Lào Cai.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 2

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.

Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Đỗ Thị Lan Thu - 12A3 - THPT B Phủ Lý (2012- 2015)

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 3

“Thưa thầy con đã thuộc bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy”.Thầy đang đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho đàn em bé nhỏ. Thầy vẫn đứng ở đó, đứng suốt mấy mươi năm làm tóc thầy lốm đốm bạc vì bụi phấn.

Ai là người dạy chúng ta tập đọc, tập viết? Ai là người mang lại kiến thức cho chúng ta? Ai là người dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải? Ai là nguồn động lực giúp tôi trưởng thành? Ai đã vực tôi đứng dậy khi tôi vấp ngã? Ai đã làm tất cả vì học sinh thân yêu bất chấp những hôm trái gió trở trời vẫn lặng lẽ đến trường? Ai?

“Thầy giáo”, hai từ thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩ tôi. Đối với tôi thầy là một người cha có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết. Lúc nhỏ, tôi thường hay hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, tại sao con lại phải gọi thầy là “thầy giáo” vậy mẹ?” Thật là một câu hỏi ngây thơ và ngờ nghệch. Nhưng đó là những tình cảm đầu tiên, những cảm nhận mơ màng về “thầy giáo” của đứa trẻ thơ khi chập chững vào lớp một. Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc đối với trẻ thơ. Lúc đó tôi chưa cảm nhận được sự yêu thương của thầy vì trẻ con thì luôn ngây thơ và không có những suy nghĩ sâu xa.

Tôi ngày một lớn khôn và học rất nhiều thầy giáo khác nhau. Nhưng tôi cảm giác các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ ai là thầy giáo mới có. Đó chính là lòng yêu thương vô bờ bến của Thầy dành cho học trò. Lũ học trò chúng tôi cứ hay làm cho Thầy giận, Thầy buồn vì những trò phá lại nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ cần chúng tôi biết lỗi thì Thầy bỏ qua tất cả. Thầy dạy bao điều bổ ích. Thầy là người cha thứ hai của tôi. Thầy dạy tôi kiến thức, truyền đạt bao bài học hay.” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.”

Người Thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. thầy như ngọn hải đăng soi sáng bước chúng em đi. Thầy lại là ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Thầy cho em niềm tin, niềm hi vọng. Thầy dạy em học tập, biết yêu quê hương đất nước. Thầy là nguồn động viên tinh thần của chúng em. Ngay cả vua cũng cần có thầy. Đời đời hình ảnh người thầy vẫn đẹp mãi trong nhân loại.

“Kính Thầy mới được làm Thầy”. Bổn phận tối thiểu của học sinh là phải yêu quí và kính trọng Thầy. Người Thấy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn vinh, phải nhắc đến. mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.

Ngày hai mươi tháng mười một sắp đến, các bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn đến thầy. Chắc hẳn người Thầy sẽ không cần những món quà quí giá, đắc tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy.

Tác giả: Nguyễn Đình Vân Khanh. Học sinh Lớp: 8/2. Trường THCS Định Hòa. Năm học 2009-2010

59
30 tháng 12 2016

HAY CHÉP MẠNG ĐÓ ÔNG

19 tháng 11 2016

Hay quá

10 tháng 11 2019

"Không thày đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi năm tôi học lớp 8. Lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm văt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay.
lời dẫn trực tiếp

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

21 tháng 11 2016

Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn.

Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh : ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô … Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau.

Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng … nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Thầy cô : ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua:

“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”.

 
21 tháng 11 2016

 

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em !

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0