K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN?  Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta ..Câu 3.  Biển đã đem lại những thuận lợi  và khó khăn gì  đối với  kinh tế và đời sống của nhân dân ta?Câu 4. Trình bày sự giống và khác nhau giữa địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng...
Đọc tiếp

Câu 1Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN?  Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta ..

Câu 3.  Biển đã đem lại những thuận lợi  và khó khăn gì  đối với  kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Câu 4Trình bày sự giống và khác nhau giữa địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long?

Câu 5. Đặc diểm chung của khí hậu nước ta ?

Câu 6Vì sao khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường?

    Câu 7Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ?

  Câu 8Em hãy trình bày 4 đặc điểm chung của sông ngòi nước ta :

  Câu 9.  Em hãy trình bày nguyên nhân và biện pháp hạn chế nước  sông bị ô nhiễm?

Câu 10.  So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta :

Câu 11. Thiên nhiên nước ta có  những đặc điểm chung nào ?

Câu 12. Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế – xã hội ?

II Phần bài tập

Bài 1. Cho bảng số liệu  Bình quân GDP đầu người của  một số nước Châu á năm 2001. đv USD

Quốc gia

Cô-oét

Hàn Quốc

Trung Quốc

Lào

GDP/người

19.040

8.861

911

317

a, Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người của một số nước Châu á.

b, Nhận xét và giải thích

Bài 2.  Dựa vào bảng số liệu sau:

Khu vực

Diện tích(nghìn km2)

Dân số(Triệu người)

Châu á

43.608

3.548

Nam á

4.495,6

1.298,2

a, Tính tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với Châu á

b, Tính mật độ dân số của Châu á và của Nam á

c, Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với châu á

 

Bài 3. Dựa vào bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa của một địa phương dưói đây:

        Tháng

Yếu tố

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tb năm

Nhiệt độ (0C)

3,2

4,1

8,0

13,5

18,8

23,1

27,1

27,0

22,8

17,4

11,3

5,8

12,5

Lượng mưa (mm)

59

59

83

93

93

76

145

142

127

71

52

37

1037

 

A, Vẽ biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa theo số liệu đã cho

B, Xác định địa phương trên thuộc miền khí hậu nào?

 

Bài 4. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Khu vực

Diện tích (nghìn km2)

Dân số (triệu người)

Mật độ (người/km2)

Đông á

11.762

1.503

 

Nam á

4.489

1.356

 

Đông Nam á

4.495

519

 

Trung á

4.002

56

 

Tây nam á

7.016

286

 

A, tính mật độ dân số của các khu vực trên

B, Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số của một số khu vực châu á theo bảng trên

giúp mình nhé ai nhanh nhất mình sẽ tính điểm cho

12
20 tháng 5 2021

Câu 1. Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN?  

* Cơ hội :

- Việt Nam có cơ hội tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Công nghệ.

- Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Mở rộng thị trường ra tầm quốc tế.

- Tạo thêm việc làm,cải thiện đời sống của người dân.

- Có cơ hội tếp xúc và học hỏi khoa học - kĩ thuật tiên tiến của các nước thành viên.

- Tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng trong khu vực.

* Thách thức: 

- Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế.

- Sự chênh lệch về trình độ sản xuất,thu nhập so với 1 số nước trong khu vực.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị.

- Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các nước.

20 tháng 5 2021

Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta.

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. 
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. 
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. 
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. 
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

* Khó khăn: 
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. 
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng. 
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế xã hội. 
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước ( đây là điểm khó khăn và thuận lợi ).

19 tháng 3 2022

nhầm nhé, chọn câu A

19 tháng 3 2022

Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên?

Vị trí nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

26 tháng 10 2023

a) Để tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền, ta sử dụng công thức sau:

Tỉ lệ (%) = (Diện tích rừng / Diện tích đất liền) x 100

- Diện tích rừng trong năm 2016 là 14,4 triệu ha.
- Diện tích đất liền được cho là 33 triệu ha.

Tỉ lệ (%) = (14.4 / 33) x 100 ≈ 43.64%
b) Em tham khảo trên mạng.

Các nước Đông Nam Á có sản lượng lúa nhiều hơn sản lượng cà phê. Điều này chứng tỏ rằng các nước Đông Nam Á chủ trọng sản xuất cây lương thực thay vì cây công nghiệp.

Sản lượng lúa và cà phê của các quốc gia Đông Nam Á chiếm tỷ trọng khá lớn so với sản lượng chung của thế giới:

+ Lúa chiếm hơn 1/5 tổng sản lượng lúa thế giới.

+ Cà phê chiếm tới gần 1/5 tổng sản lượng cà phê của thế giới.

=> NÔNG NGHIỆP TƯƠNG ĐỐI PHÁT TRIỂN.

16 tháng 3 2017

Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

dong bac va tay bac

Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

truong son dong va truong son bac

14 tháng 12 2016

a) Lượng lúa gạo của châu Á chiếm phần lớn lượng lúa gạo thế giới.

b) Trung Quốc và Ấn Độ với số dân đông nên tuy có sản lượng lúa gạo sản xuất cao nhất nhì châu lục nhưng kĩm hãm quá mạnh của dân số, trên một tỹ người mỗi nước mà trước đây các nước này còn lâm vào nạn đói triền miên. Nhưng do sự cải tiến kĩ thuật nên trong mấy nằm gần đây mà các quốc gia này đã có dư ra chút ít lúa gạo, song kinh tế của các nước này không thể nào phát triển tại lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo.Thái Lan và Việt Nam do tỉ trọng trồng lúa tương đối, số dân ít nên không phải chịu sức ép dân số nên các nước này luôn có tỉ trọng xuất khẩu lúa gạo ra các nước khác nhất nhì châu lục, thậm chí là nhất nhì thế giới.