K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. VĂN BẢN

Câu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?

Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?

Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 4: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” em hãy trình bày những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường?

Câu 5: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 6: Hình ảnh của “cậu vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc?

Câu 7 : Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ngưới mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 8 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất tố.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là câu ghép?

Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết đó có phải là câu ghép không?

Hôm nay, Lan đi xem phim còn Tuấn đang học bài và làm bài tập toán.

Câu 2: Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 4: Em hiểu thế nào là nói quá?

Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì?

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Thế nào là thán từ?

Thán từ trong câu dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Trời ơi! Sao bạn lại đến đúng lúc thế?”

Câu 7: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

III. TẬP LÀM VĂN:.

Đề 1: Em hãy kể về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

Đề 2 : Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3 : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, em đến chúc mừng thầy cô. Em hãy kể lại buổi gâp gỡ đầy xúc động đó.

Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 5: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

1
25 tháng 11 2016

Phần I

câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :

-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ

-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi

-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả

-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt

-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

26 tháng 10 2016

Cau 1:

Chị Dậu đối phó với bọn tay sai bằng cách:

+ lúc đầu chị đấu lý. Chị van xin chúng, dùng đạo lý tối thiểu của con người ra để nói với chúng nhằm khêu gợi một chút thương tâm trong lòng bọn tay sai. Chịn nhẫn nhục chịu đựng cho dù bị bọn chúng chà đạp lên chị => chị chịu đựng để bảo vệ chồng mình

+ Đến lúc biết bọn chúng không còn chút lương tâm nào nữa thì chị chuyển sang đấu lực. Hành động " nghiến răng ken két " xưng "bà- mày" ..... (bạn tự phân tích)

Chị Dậu có được sức mạnh như vầy nhờ tình yêu thương chồng con hết mực và sự căm phẫn xã hội đầy bất công thời bấy giời

26 tháng 10 2016

Câu 2

- Lão Hạc chọn cái chết để bảo toàn số tiền và mảnh vườn của con trai và bảo toàn nhân cách của người cha. Lão sống khổ sở để con trai lão được sống một cuộc sống sung túc.

- Lão Hạc chết cũng là vì lão hối hận khi lừa một ***** và lão cho rằng lão là người có tội nên lão dằn vặt và tự tử bằng bả chó như một cách chuộc lỗi

- người dân trong xã hội xưa phải sống một cuộc sống bất công đầy bi thương và sự chèn ép chà đạp của thế lực phong kiến. Và cũng giống như lão Hạc khi bị chèn ép quá mực học phải đứng lên đấu tranh (chị D tong vb tức nước vỡ bờ) hoặc đi tu hay chọn cách chết. Số phận của họ hẩm hiu, đau thương và bất hạnh.

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

4 tháng 1 2022

Rác thải ni lông đã trở thành một vấn đề nhức nhối , được mọi người hết sức quan tâm trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm như ngày nay.  Hiểu một cách đơn giản,rác thải ni lông là những rác thải khó phân hủy, chúng tích tụ hàng nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống của con người. Hàng ngày, có hàng tấn rác thải bị con người ném thẳng ra môi trường mà không hề bận tâm đến hậu quả sau đó. Một khối lượng rác thải khổng lồ như vậy đổ ra môi trường gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Chúng gây nên mùi hôi thối, khó chịu cho con người. Hơn hết, nếu không được xử lí đúng cách , rác thải sẽ tòn tại dưới dạng chất rắn khó phân hủy, nếu chúng ngấm vào trong chất sẽ gây ô nhiễm  đất cùng nguồn nước ngầm, gây nên bao bện tật cho sinh vật và con người.  Cũng vì thế, rau quả, thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ bị nhiễm độc, con người ăn vào những loại đồ ăn ý sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ung thư. Chưa kể đến việc, những bãi rác ngổn ngang khắp nơi sẽ gây mất mĩ quan du lịch, tạo ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực ngay lúc này để bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hậu quả xấu nhất xảy ra. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và nâng cao ý thức của mình về việc bảo vệ môi trường. Cần lập ra những đội dọn dẹp rác ở địa phương để xử lí rác thải. Đồng thời chúng ta cần kêu gọi mọi người dùng những sản phẩm bảo vệ môi trường thay cho túi ni lông. Đây là những biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta cần nhau chung tay để loại bỏ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Mỗi người hãy là một phần tử nhỏ trong phần tử lớn xã hội để giữ gìn môi trường của chúng ta luôn được xanh -sạch- đẹp.

 

 

29 tháng 3 2018

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô chia rẽ tình mẹ con, nhưng tình thương và lòng kính mẹ của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

- Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình."Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

=> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì...
Đọc tiếp
1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì ni lông”?) ? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn này.? Cách trình bày đó có tác dụng gì? 2..Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?Đặc điểm nào khiến bao bì ni lông gây nguy hại? ?Bao bì nilon có tác hại ntn đối với môi trường? Đối với sức khỏe con người? =>? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng phương pháp đó. 3. Giải pháp hạn chế bao bì ni lông ?Văn bản đã đề xuất những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?Em có nhận xét gì về những giải pháp này? ? Chỉ ra tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản? 4.Lời kêu gọi ? Tác giả đã đưa ra những lời kêu gọi gì? Chỉ ra và cho biết các biện pháp nghệ thuật dc sử dụng trong lời kêu gọi đó? CẦN GẤP Ạ!! CẢM ƠN
1
24 tháng 10 2021

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.