Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự kiện mở ra cho lịch sử nhân loại 1 bước ngoặt mới , trong khi chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra
A.cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi
B.Nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh
C.Nga kí hòa ước Bơ-ren-li-tôp vs Đức
D. MĨ nhảy vào tham chiến
Gần như không có thông tin gì về việc một trong những sự kiện trên tạo bước ngoặt mới cho thế giới !
Theo mình thì đáp án là A
Câu 1. Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước
A. Anh- Pháp- Mĩ.
B. Anh- Pháp- Nga
C. Đức- I-ta-li-a- Nhật Bản
D. Anh- Pháp- Đức-Mĩ
Câu 2.
A. đều đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
B. đểu coi Liên Xô là kẻ thù tiêu diệt
C. đều tập trung sức mạnh phát triển kinh tế và quân sự tấn công Liên Xô
D. đều thực hiện đường lối thoả hiệp , nhượng bộ Liên Xô
Câu 3. Trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác là
A. Do mâu thuẫn về thi trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc
B. Có sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau
C. Đức là lò lửa gây ra chiến tranh
D. Do hậu quả của đại khung hoảng kinh tế- xã hội.
Câu 4. Chính sách Anh- Pháp- Mĩ trước hành động ráo riết chuẩn bị chiến tranh của khối phát xít là
A. tập trung, không can thiệp vào bất cứ hoạt động nào xảy ra ngoài lãnh thổ nước mình.
B. Thoả hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
C. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, bao vệ hoà bình thế giới
D. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh với khối phát xít để bảo vệ thị trường và thuộc địa của mình.
Câu 5. Mĩ tham ra chiến tranh thế giới thứ hai khi
A. Đức đánh chiếm 1 loạt các nước Châu Âu( trừ Anh và hai nước trung lập )
B. Đức tấn công Liên Xô
C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng
D. Nhật Bản chiếm vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương
Câu 6. Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm
A. Doàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiểu diệt chủ nghĩa phát xít
B. tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít
C. tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước đế quốc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
D. Đoàn kết và tập hợp giai cấp công nhân trên thế giới đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 7. Sự kiến đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh là
A. Liên Xô tham ra chiến tranh
B. Mĩ tham ra chiến tranh
C. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grat
D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại tại vòn cung Cuốc-xcơ
Câu 1. Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước
A. Anh- Pháp- Mĩ.
B. Anh- Pháp- Nga
C. Đức- I-ta-li-a- Nhật Bản
D. Anh- Pháp- Đức-Mĩ
Câu 2.
A. đều đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
B. đểu coi Liên Xô là kẻ thù tiêu diệt
C. đều tập trung sức mạnh phát triển kinh tế và quân sự tấn công Liên Xô
D. đều thực hiện đường lối thoả hiệp , nhượng bộ Liên Xô
Câu 3. Trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác là
A. Do mâu thuẫn về thi trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc
B. Có sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau
C. Đức là lò lửa gây ra chiến tranh
D. Do hậu quả của đại khung hoảng kinh tế- xã hội.
Câu 4. Chính sách Anh- Pháp- Mĩ trước hành động ráo riết chuẩn bị chiến tranh của khối phát xít là
A. tập trung, không can thiệp vào bất cứ hoạt động nào xảy ra ngoài lãnh thổ nước mình.
B. Thoả hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
C. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, bao vệ hoà bình thế giới
D. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh với khối phát xít để bảo vệ thị trường và thuộc địa của mình.
Câu 5. Mĩ tham ra chiến tranh thế giới thứ hai khi
A. Đức đánh chiếm 1 loạt các nước Châu Âu( trừ Anh và hai nước trung lập )
B. Đức tấn công Liên Xô
C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng
D. Nhật Bản chiếm vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương
Câu 6. Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm
A. Doàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiểu diệt chủ nghĩa phát xít
B. tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít
C. tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước đế quốc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
D. Đoàn kết và tập hợp giai cấp công nhân trên thế giới đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 7. Sự kiến đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh là
A. Liên Xô tham ra chiến tranh
B. Mĩ tham ra chiến tranh
C. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grat
D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại tại vòn cung Cuốc-xcơ
Câu 1: Mâu thuẫn giữa hai khối Liên minh và Hiệp ước chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai nước nào?
A. Đức và Pháp.
B. Ý và Anh.
C. Áo - Hung và Nga.
D. Đức và Anh
Câu 2: Nguyên cớ của chiến tranh thé giới thứ nhất là:
A. Nga tấn công Bôxnia.
B. Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.
C. Áo-Hung tấn công vùng Bancăng.
D. nhân dân Bôxnia nổi dậy chống Áo-Hung.
Câu 3: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. phi nghĩa thuộc về khối Liên minh.
B. Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 4: Sau thế chiến I, bản đồ thế giới chia lại như thế nào?
A. Mỹ chiếm nhiều nơi trên thế giới.
B. Đức bị chia hai, Anh và Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.
C. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa.
D. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.
1) *Nguyên nhân:
-Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, do sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế dẫn đến mâu thuẫn về thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn đến hình thành 2 khối quân sự.
+ Khối Liên minh gồm Đức, Áo, Hung-I-ta-li-a,ra đời năm 1882.
+Khối hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.
- 2 khối này ráo riết chạy đua vũ tranh chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
*Hậu quả:
-10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
- Nhiều làng mạc bị tàn phá, chi phí cho chiến tranh khoảng85 tỉ đôla.
- Các nước thắng trận như Anh, Pháp, Mỹ thuộc địa được mở rộng, các nước bại trận như đức bị mất hết thuộc địa.
=> bản đồ thế giới được chia lại.
2) - Lê-nin trực tiếp chỉ huy việc chuẩn bị khởi nghĩa.
- Ngày 24-10, Lê-nin d8e61n điện Xmô-nưi chỉ huy cuộc khởi nghĩa, quân khởi nghĩa đánh chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grat và bao vây cung điện mùa đông.
- Đêm 25-10, cung điện Mùa đông bị chiếm, chính phủ lâm thời tư sản lật đổ hoàn toàn.
- Đến đầu năm 1918, cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợp hoàn toàn.
3) Vì:
+ Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ nga hoàng dẫn tời tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Hai chính quyền song song tồn tại không có lộp cho việc phục hồi kinh tế và phát triển quốc gia.
+ Vì thế lê-nin đã chỉ đạo cuộc cách mạng tháng mười nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.
* Ý nghĩa:
+ Thay đổi vận mệnh nước Nga, xây dựng một chế độ mới: chế độ xã hội chủ nghĩa, cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
4)+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước mỹ phát triển mạnh mẽ về kinh tế. trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
+ Nước mỹ chú trọng cải tiến kỉ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dâu truyền nhằm nâng cao năng suất và cường độ lao động.
+ Do bị bóc lột năng nề và nạn phân biệt chủng tộc nên phong trào công nhân phát triển. tháng 5-1921, đang công sản mỹ thành lập.
5) + Ngày 4-5-1919, phong trào ngũ tứ bùng nổ, tiêu biểu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh.
+ Mục tiêu chống đế quốc chống phong kiến.
+ Tháng 7-1921, đảng công sản trung quốc thành lập.
+ Chủ nghĩa mác- lê-nin được truyền bá rộng rãi.
+ Tưởng giới thạch thành lập quốc dân đàng, đại diện cho quyền lợi của địa chủ, tư sản.
+ Tháng 7-1937, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Đảng cộng sản và quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến và cùng nhau hợp tác chống Nhật.
Câu 8:
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 11:
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
11/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Câu 14:
a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)?
A. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ, Tây Ban Nha (1898).
B. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Anh - Bồ (1899 - 1902).
C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
D. Do Thái tử Áo-Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 06 - 1914).
Câu 2. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 3. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là:
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Học sinh yêu nước ở Bắc Kinh,
C. Tư sản dân tộc và nông dân. D. Tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 4. Trong phong trào Ngũ tứ quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?
A. “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”
B. “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”
C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”
D. "Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh"
Câu 5: “Chính sách kinh tế mới” ở Nga được bắt đầu từ ngành nào?
A. Công nghiệp. B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp
3/ Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là một trong những sự kiện vĩ đại nhất thế kỷ XX, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển nhân loại. Mở ra chương mới trong lịch sử nhân loại khi những người vô sản ở Nga thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
5/ Sau cải cách Minh trị mặc dù đi theo con đường TBCN nhưng ở Nhật Bản vẫn duy trì những tàn tích của chế độ pk (phân chia ruộng đất). Tầng lớp samurai vẫn giữ ưu thế lớn về quyền lực chính trị, chủ trương mở rộng đất nước bằng biện pháp quân sự( đi xâm lược)
2.
Vai trò của Lê-nin đối vs cách mạng tháng Mười Nga :
_Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp vs chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Nga, thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- Đề ra lý luận cách mạng
- Đề ra đường lối chiến lược, sáng lược đúng đắn và sáng tạo
-Chỉ đạo phong trào công nhân và cách mạng Nga kịp thời , sáng suốt
-Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Petorogat
5. Duy Tân Minh Trị không xoá bỏ hoàn toàn sự thống trị của phong kiến => cách mạng tư sản không triệt để.
1.C
2.A