Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.
Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.
Sông quê tôi quanh năm vẫn như vậy.
Xuân về, mát mẻ tràn đầy, cây gạo ra bông rủ xuống những cành hoa nặng trĩu. Hè đến, dòng sông như thay áo mới,khoác lên người bộ vàng óng cùng những cơn mưa nhè nhẹ xua tan đi cái nóng gắt. Sang thu, nó lại mang một màu khiến ta liên cảnh đến dàn hoa cúc trước sân nhà ngoại tôi. Sau ba mùa ấm áp kia lại là mùa đông giá lạnh. Dù lạnh nhưng nó giúp chúng ta quây quần bên nhau, giúp chúng ta sum họp rồi in những tấm ảnh huy hoàng xuống mặt hồ mênh mông...
Hok tốt nhé Trương Phúc Anh!>.<
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.
Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.
Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
Tuổi nhỏ chúng mình ai mà chẳng thích hoa. Bạn thì thích hoa mai, người thích hoa hướng dương, cẩm chướng,... Riêng tôi, hoa đào là loài hoa tôi yêu thích nhất, cũng bởi nó gắn bó với gia đình từ lâu.
Thân đào uyển chuyển, có nhiều cành uốn lượn. Xuân đến, những lộc non nhú lên từ những thân cành. Nụ đào chúm chím e ấp trong ‘những ngày giáp Tết. Rồi nụ lớn dần, nở hoa đón Tết cùng các loài hoa khác. Hoa đào màu hồng nhạt, có năm cánh mịn màng xếp đều quanh các nhị vàng tươi ở giữa. Hoa đào nở hàng loạt trong ngày Tết, nhìn lên cành đào chỉ thấy hoa là hoa. Tất cả các nụ lần lượt nở rộ để cùng bầu bạn làm nên một mùa xuân mới. Đào trổ hoa, sắc hồng một góc sân nhà tôi trong ba ngày Tết. Nhìn cây đào, lòng tôi bỗng ấm áp lạ thường. Ngày Tết đi qua, hoa vãn dần, lá non nhú lên. Lá đào mỏng manh, hao hao giống lá mai nhưng lá đào thon và dài hơn một chút. Lá lớn nhanh, cùng thân cành làm nhiệm vụ của mình. Thỉnh thoảng, những chú chim sâu nhảy nhót trên cây, lích rích trong vòm lá xanh mơn mởn ấy, dường như chim cũng muốn làm một việc gì đó giúp ích cho người, bảo vệ cây đào không bị bệnh bởi những con sâu quái ác.
Cây đào tượng trưng cho sự yên bình, hạnh phúc, đem lại vẻ đẹp cho sân nhà, đem lại bầu không khí trong lành, đầm ấm. Tôi yêu nó biết bao.
Càng yêu hoa đào bao nhiêu tôi càng yêu mùa xuân bấy nhiêu. Đó là mùa xuân của đất nước, mùa xuân của gia đình và mùa xuân của tuổi thơ đang hướng tới tương lai.
Tham khảo:
Một ngày cũ qua đi, một ngày mới lại tới nhưng khoảnh khắc không bao giờ thay đổi trong những sáng sớm ban mai của em đó là ngắm cảnh bình minh. Bình minh trên khu phố em rất yên bình, lãng lẽ, đẹp đẽ đến lạ thường. Thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở đường chân trời được ông cha ta ngày xưa gọi là bình minh, nó là khoảnh khắc màn đêm lui đi, nhường chỗ cho ngày mới tươi đẹp, đầm ấm bắt đầu. Sáng nào cũng vậy, bố em cũng dậy tập thể dục từ rất sớm, nên em quen dậy sớm với bố từ rất lâu rồi. Vào lúc đó, khí trời còn se se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong, khi ấy cả khu phố dường như bồng bềnh chìm trong biển sương sớm. Nhìn về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp nấp sau hàng cau già, tỏa ánh sáng lấp lánh rực rỡ trên bầu trời nhuộm màu vàng và xanh. Trên không, từng đám mây trắng cam với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi đến cuối chân trời. Cùng lúc đó, những chú chim đậu bên vệ đường say mê tấu lên những bài ca có giai điệu kì lạ nhưng xúc động biết mấy, khi nó ngừng hát, tôi cảm tưởng như ngày mới đang bắt đầu, cảnh vật như bừng tỉnh, chàn đầy sức sống chen lấn sự ồn ào của một ngày náo nhiệt. Có lẽ cái cảnh được tôi gọi là đẹp nhất khi bình minh thức giấc chính là khu vườn sau nhà chú tôi, nó pha giữa sự xanh rờn của cây cối và màu vàng cam chói lòa rực rỡ của mặt trời. Vào buổi sáng sớm, các cạp đôi tình nhân rảo bước dát nhau đi dạo quanh khu phố này. Bố em thường bảo, tia sáng ban mai rất tốt cho sức khỏe con người nên phải thường xuyên ngồi học dưới ánh nắng, đặc biệt tia sáng của nó còn gọi các bạn nhỏ dậy để đến trường học trong những tiếng hát của cô cậu chim chóc. Khoảnh khắc ấy thật vui tươi khiến em càng thêm yêu bình minh, thật tuyệt vời khi mỗi sáng được ngắm ông mặt trời ló rạng.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, tôi đã thường xuyên giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang khi ra ngoài, và rửa tay thường xuyên để bảo vệ bản thân và người khác khỏi bệnh. Ngoài ra, tôi cũng đã hỗ trợ để cung cấp khẩu trang và nước rửa tay cho những người không đủ khả năng mua sắm. Tôi hy vọng những hành động nhỏ này sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh và giúp đời sống của mọi người trở lại bình thường.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học còn bẩn do các bạn thường vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác phía trước. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công : bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác, bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,... Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả : " Ôi ! Sạch quá !! "
Quê em ở Nha Trang, nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình, họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
bài này tả danh lam thắng cảnh NHA TRANG.
CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!
Em thích nhất là hình ảnh "Tóc bết đầy nước mặn - Chúng ùa chạy không cần tới đích - Tay cầm cành củi khô - Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh - Mặt trời chảy trên bàn tay bé xíu - Gió à à u u như ngàn cối xay lúa". Những câu thơ vẽ ra hình ảnh một đám trẻ da đên nhẻm vì cháy nắng, tóc bết lại vì nước biển đang chạy ùa từ dưới biển lên. Trước mắt các bạn là một bãi cát dài và mịn, trắng xóa. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên đầu. Tay các bạn cầm những cành củi khô, có lẽ vớt từ biển lên, có bạn tay cầm chiếc vỏ ốc to, hướng về phía đầu gió cho phát ra những âm thanh à à u u... Nước biển và cát lấp lóa trên tay.
b) Nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
Em thích nhất là hình ảnh "Tóc bết đầy nước mặn - Chúng ùa chạy không cần tới đích - Tay cầm cành củi khô - Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh - Mặt trời chảy trên bàn tay bé xíu - Gió à à u u như ngàn cối xay lúa". Những câu thơ vẽ ra hình ảnh một đám trẻ da đên nhẻm vì cháy nắng, tóc bết lại vì nước biển đang chạy ùa từ dưới biển lên. Trước mắt các bạn là một bãi cát dài và mịn, trắng xóa. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên đầu. Tay các bạn cầm những cành củi khô, có lẽ vớt từ biển lên, có bạn tay cầm chiếc vỏ ốc to, hướng về phía đầu gió cho phát ra những âm thanh à à u u... Nước biển và cát lấp lóa trên tay.
b) Nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.