Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" đã khơi gợi nơi người đọc về suy nghĩ chiến tranh và hòa bình. Trước hết, chúng ta cần biết chiến tranh là khủng bố cướp bóc, một hỗn chiến có đổ máu, còn hòa bình thì ngược lại, là sự bình an vui vẻ, không có đổ máu. Dễ dàng thấy được chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ cuộc chiến tranh lịch sử đó là Pháp, Mỹ. Cũng như trong bài ta thấy được chi phí chi cho chiến tranh vũ khí hạt nhân vô cùng tốn kém. Vậy vì sao lại xảy ra những cuộc chiến tranh như vậy? Vì lòng tham từ các nước, họ luôn muốn mình mạnh nhất, xâm chiếm thuộc địa để nước khác phục tùng mình. Hay chỉ vì để chống trả lại hoặc những chính sách hiếu chiến của giai cấp thống trị. Không những thế chiến tranh còn để lại cho xã hội những hậu quả nặng nề. Những căn bệnh do chiến tranh tạo ra thật khủng khiếp gây nên nỗi ám ảnh cho mỗi người dân. Tất cả chúng ta hãy cố gắng để phản đối chiến tranh góp vào bản nhạc hòa bình. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng chống lại âm mưu phá hủy hòa bình. Từ bào học trên, chiến tranh thật khủng khiếp và hãy chung tay bảo vệ hòa bình. Là một học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt để đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.
Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.
1. Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái "nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể "tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa... "Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là “dịch hạch hạt nhân"vì "cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...
Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
2. Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:
- Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
- Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.
- Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX...; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.
- Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: "Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó", nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.
Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém. Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chỉ cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiểm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!
3. Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.
- Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy " tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".
- Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân"để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai " biết đến "những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ"cho hàng tỉ con người, để biết đến tên những kẻ "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ..."
Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ - "dịch hạch hạt nhân” . Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.
Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.
Tác giả kêu gọi nhân loại chống lại vũ trang bằng cách: hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".
Tham khảo:
Đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
Năm nay, số lượng học sinh dự thi vào lớp 10 ngày 8/6 là 75.000 học sinh, giảm hơn 4.000 so với năm ngoái.
Sáng 8/6, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với hai môn Ngữ văn và chiều thi Toán. Thi hệ chuyên diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với 1.750 chỉ tiêu.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.
Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia. Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.