Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất và những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu.
Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
- Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi ( năm 1487 )
- V.Đơ-ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ ( năm 1498 )
- Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ ( năm 1492 )
- Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất ( năm 1519-1522 )
Ý nghĩa:
- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản ở châu Âu.
Câu 1.
=> Các nhà hàng hải, các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào cuối thế kỉ XV và đầu thế kỉ XVI
Nguyên nhân là: Do sản xuất phát triển, tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn; hải đồ; kĩ thuật đóng tàu
Câu 2.
Cuối thế kỉ X, người Giec-Man đã xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây thành lập nhiều vương quốc mới
- Xã hội hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến
+ Nông nô
=> Xã hội phong kiến được hình thành
Trung Quốc:
-Thời gian hình thành: Từ thế kỉ III TCN thời Tần- Hán
-Thời gian phát triển: Từ thế kỉ VII- Đường- Tống
-Thời gian suy vong: Thế kỉ XIV- XX thời Minh Thanh
Ấn Độ:
-Thời gian hình thành: Thế kỉ IV- VI vương triều Gúp- ta
-Thời gian phát triển: Thế kỉ XVII- XIX vương triều Mô- gôn(A- cơ- ba)
-Thời gian suy vong: Thế kỉ XIX suy yếu bị Anh thống trị
Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
Đế quốc La Mã tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
- Sau khi chiếm được lãnh thổ của đế chế La Mã cổ đại, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc của mình ở Tây Âu.
- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, cùng với quá trình đó, chế độ phong kiến ở Tây Âu dần được hình thành và xác lập.
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Hình 20 - Lược đồ các quốc sia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Hình 21 - Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma)
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.
Hình 22. Toàn cảnh khu đền tháp Bô-ru-bu-rua (In-đô-nê-xi-a)
Mik chúc bạn học tốt
Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
bảng niên biểu phải thể hiện đủ các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ gồm cả thời cổ đại và trung đại (phong kiến). Có thể lập bảng theo mẫu sau :
Phong kiến trung quốc:
Năm 221 TCN :thời chiến quốc suy vong, nhà tần hình thành
Năm 618 :NHÀ TÙY SUY VONG NHÀ ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
Năm 1644: nhà thanh suy vong nhà minh hình thành
phong kiến ấn độ:
thế kỉ 4:bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ, vương triều gúp ta
thế kỉ 6:vương triều bị diệt vong, người nước ngoài xâm lược thống trị
thế kỉ 7: miềm bác ấn độ bị thôn tính vương triều hồi giáo đê li
thế kỉ 16: lật đổ vương triều hồi giáo đê li, vương triều ấn độ mô gôn
giữa thế kỉ 19: bị thực dân pháp xâm lược, ấn độ trở thành thuộc địa của anh
thank kiu bạn nhìu nhìu nha