K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

Cơ chế thụ tinh thai;

Trứng được thụ tinh bám vào tử cung ,phát triển thành thai.

Sự phát triển của thai :

Sau 2 tháng sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào từ cung ,thai trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai và lớn lên

8 tháng 5 2017

bệnh lậu

bệnh giang mai

20 tháng 10 2017

Phan Thị Anh Thư muốn ng ta theo dõi thì tra lời câu hỏi cho đc nhiều điểm Đi

4 tháng 10 2017

-Chào bạn theo mình biết thì ở đây là góc học tập chứ không phải lên đây để được theo dõi theo kiểu chơi facbook, kết bạn zalo ...Còn nếu bạn muốn đăng lên thì hãy chọn một môn học nào khác phù hợp chẳng hạn môn mĩ thuật hay âm nhạc.

Đây là ý kiến riêng của mình!

23 tháng 10 2017

* Mô liên kết:

Chức năng:- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau.

Cấu tạo:

+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản

+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản

+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào

- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:

+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể

+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải

+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn

- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể

23 tháng 10 2017

Bài tham khảo

* Mô liên kết:

- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mô. Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô đều được hình thành bởi:

+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản

+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản

+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào

- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:

+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể

+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải

+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn

- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 9 2017

- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

25 tháng 9 2017

Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.

29 tháng 4 2017

Nguyên nhân:- dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra

Triệu chứng:- chủ yếu là to tuyến giáp.

- Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Hậu quả:- Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!haha

29 tháng 4 2017

1.

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó, tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hoóc-môn, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

- Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I - ốt như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp, khớp, chống loạn nhịp v.v…Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hoóc-môn giáp như các loại rau họ cải, măng , sắn,…

Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu.

2. Triệu chứng bệnh bướu cổ:

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.

Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:

- Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.

- Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.

- Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.

- Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.

- Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

- Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

24 tháng 10 2017
  • Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
  • Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
24 tháng 10 2017

Bài tham khảo

  • Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
  • Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.Chúc bạn học tốt!
19 tháng 10 2017

-Sự tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra rất đều đặn, nhịp nhàng và liên tục. Sự tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra chia làm 3 loại:

+Sự tuần hoàn máu ở động mạch: Máu từ tim được đưa đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn (tức lưu thông nhanh).

+Sự tuần hoàn máu ở mao mạch: Vận tốc máu ở cơ quan chậm nhất để thực hiện trao đổi khí và chất.

+Sự tuần hoàn máu ở tĩnh mạch: Máu từ các cơ quan được đưa về tim với vận tốc và áp lực nhỏ (tức lưu thông chậm).

-Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.

25 tháng 2 2017

cầu mong cho bn thi được kết quả như ý muốn

25 tháng 2 2017

mong bạn thi tốt nhé!

24 tháng 10 2017

Cấu tạo tim:

Tim là một cơ quan của hệ thống cơ, được tạo thành bởi một loại cơ đặc biệt được gọi là cơ tim.

Ở bên ngoài tim (và một phần đầu của những mạch máu lớn) được bao phủ bởi một chiếc túi có 2 lớp làm từ mô liên kết gọi là màng ngoài của tim.

Ở giữa 2 lớp màng ngoài tim có chứa một lượng rất nhỏ chất lỏng dạng nước có nhiệm vụ bôi trơn để giúp giảm ma sát giữa 2 lớp màng và với các bộ phận xung quanh khi tim co và giãn.

Bên trong tim được lót bởi một lớp biểu mô khá mịn, được gọi là màng trong tim, có nhiệm vụ giúp giảm ma sát giữa máu và vách tim, ngăn ngừa đông máu và sự hình thành các cục huyết khối trong tim.

Cấu tạo hệ mạch:

Mạch máu trong cơ thể thường được chia ra làm 3 loại là động mạch, tĩnh mạch (còn gọi là ven) và mao mạch.

Động mạch và tĩnh mạch đóng vai trò như những chiếc ống, có nhiệm vụ vận chuyển máu trong cơ thể một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Khác với động mạch và tĩnh mạch, chức năng của hệ thống mao mạch không phải là vận chuyển máu mà là trao đổi chất, oxy và CO2 giữa máu và các mô.

Biện pháp:

- Ăn uống thanh đạm

- Vận động nhẹ nhàng

- Hạn chế ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao,...