K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

Câu thơ có cấu trúc là lời hỏi , cất lên đầy xót xa , thương cảm. Lời thơ gợi sự tương phản thật sâu sắc qua từ " nhưng " . Giọng điệu thơ trầm xuống cùng câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào tâm can người đọc như sự thảm thốt , giật mình trước sự đổi thay của cuộc sống . Và nỗi buồn lam sag cả những vật vô tri vô giác . Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng rất hiệu quả . Ông đồ , giấy đỏ , mực , nghiên , bút - tài năng của ông đồ - 1 nét đẹp văn hoá bỗng trở nên thừa thãi trong cuộc sống hằng ngày . Điều đó thật xót xa . Đây là những câu thơ dựng leen1 bi kịch cho ông đồ .

25 tháng 12 2016

Ôi! Quê hương tôi đẹp biết bao - Thành phố Huế nó chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Ở đó, có con sông Hương uốn quanh nép mình dưới chân núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên dòng sông Hương, cần mẫn mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng. Huế còn nổi tiếng với các món ăn đặc sắc vốn có của mình. Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường, đấu tranh bất khuất. Huế đã đi vào mọi người dân Việt Nam nói riêng và người ngoài nói chung... Huế còn là thành phố anh hùng....

21 tháng 3 2022

Câu 1

-  Thể thơ: năm chữ

-  Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

Bài thơ viết theo thể năm chữ đã học: “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)/ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 3

- Phép tu từ nhân hóa: “giấy đỏ buồn”, “mực…sầu”.

- Tác dụng: Khiến những vật vố tri như “giấy”, “mực” trở nên giống như con người, cũng cảm nhận được nỗi buồn tủi của chủ nhân. Qua đó thể hiện tình cảnh buồn khổ, thảm thương của ông Đồ thời tàn và niềm cảm thông, sự xót xa của tác giả trước tình cảnh đó của tác giả.

 

25 tháng 10 2016

Nghệ thuật

- Từ "nhưng" bắt đầu khổ thơ như 1 cánh cửa khép lại thời kì hoàng kim, mở ra 1 thời kì khác với bao thay đổi

- Từ "mỗi" lặp lại 2 lần trong dòng thơ đầu, nhịp thơ chậm gợi bước đi của thời gian tring sự mòn mỏi, suy thoái "mỗi năm mỗi vắng", từ "vắng" khép lại câu thơ như 1 sự hụt hẫng, chơi vơi

- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> 1 câu hỏi không có lòi đáp vừa khắc họa cảnh buồn vắng thê lương của ông đồ khi khách thuê chữ chẳng còn, vừa thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả

- 2 câu thơ thứ 3 và 4 là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, tác giả đã mượn đồ vật để gửi gắm tâm sự của con người

 

Chúc bạn học tốt ^^

25 tháng 10 2016

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?

13 tháng 1 2017

ết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.

Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

hihaleuleu

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “ÔNG ĐỒ” Bài tập 1.Bài thơ “Ông đồ” được viết theo bố cục đầu cuối tương ứng. Hãy làm rõ sự tương ứng về mặt bố cục của bài thơ. Bài tập 2.Trong bài thơ, nhân vật ông đồ đã được nhà thơ Vũ Đình Liên gọi bằng nhiều cách gọi khác nhau. Hãy liệt kê các cách gọi đó và hãy cho biết giá trị biểu cảm của mỗi cách gọi như...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “ÔNG ĐỒ”

Bài tập 1.Bài thơ “Ông đồ” được viết theo bố cục đầu cuối tương ứng. Hãy làm rõ sự tương ứng về mặt bố cục của bài thơ.

Bài tập 2.Trong bài thơ, nhân vật ông đồ đã được nhà thơ Vũ Đình Liên gọi bằng nhiều cách gọi khác nhau. Hãy liệt kê các cách gọi đó và hãy cho biết giá trị biểu cảm của mỗi cách gọi như thế.

Bài tập 3.Nếu hai câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu?” được thay bằng “Nhưng mỗi năm một vắng. Người thuê viết nay đâu?” thì giá trị biểu cảm của hai câu thơ có gì khác?

Bài tập 4. Các câu thơ khép lại khổ thơ thứ ba và thứ tư là những câu thơ rất đặc sắc. Em hãy :

a)Xác định phép tu từ và nêu cảm nhận về cái hay của phép tu từ được sử dụng ở hai câu cuối khổ thơ thứ ba:

Giấy đỏ buồn không thắm.

Mực đọng trong nghiên sầu.

b)Hãy cho biết hai câu cuối khổ thơ thứ tư :

Lá vàng rơi trên giấy.

Ngoài giời mưa bụi bay.

tả cảnh hay tả tình. Vì sao?

Bài tập 5. Sau khi học xong bài thơ “Ông đồ”, hãy chứng minh Vũ Đình Liên là nhà thơ của hai nguồn thi cảm chính : lòng trắc ẩn / thương người và tình hoài cổ.

0
Câu 1: Em hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai khổ thơ 3, 4 trong bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Nhưng mỗi năm mỗi vắng …. Ngoài giời.mưa bụi bay. Câu 2: Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?” nêu sửa lại thành “Nhừng mỗi năm một...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai khổ thơ 3, 4 trong bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

….

Ngoài giời.mưa bụi bay.

Câu 2: Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?” nêu sửa lại thành “Nhừng mỗi năm một vắng…” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có thay đổi không ?

Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong bài “ Nhớ rừng” và “ Ông đồ”. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Câu 4: Hãy biến đổi những câu sau đây thành câu nghi vấn bằng cách sử dụng từ ngữ nghi vấn phù hợp

+ Với tốc độ lây nhiễm và số người tử vong tăng nhanh, dịch COVID -19 đang trở thành một đại dịch đáng sợ.

+ Chúng ta phải đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn … để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp.

+ Nhức đầu, sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, viêm phổi, khó thở, mỏi cơ … được xem là những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp.

+ Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở nghi ngờ nhiễm bệnh COVID-19 thì người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

+ Trong thời gian tạm nghỉ vì dịch COVID-19, học sinh sẽ tự học ở nhà theo hướng dẫn của thầy cô giáo.

+ Chúng ta cần nghiêm túc tuân thủ những khuyến cáo phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID -19.

+ Chúng ta sẽ đi học lại sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt hơn.

0
                             nhưng mỗi năm mỗi vắng                                                                                            người thuê viết nay đâu                                                                                              giấy đỏ buồn không thắm                                              ...
Đọc tiếp

                             nhưng mỗi năm mỗi vắng                                                                                            người thuê viết nay đâu                                                                                              giấy đỏ buồn không thắm                                                                                            mực  đọng trong nghiên sầu                                                                                                                                                                                                                           ông đồ vẫn ngồi đấy                                                                                                    qua đường không ai hay                                                                                            lá vàng rơi trên giấy                                                                                                     ngoài trời mưa bụi bay.                                                                                                                                                                                                                viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày suy nghĩ của em về hai khổ thơ em vừa chép . trong đó có sử dụng một câu nghi vấn và một thán từ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

                             

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

1
9 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? (Câu nghi vấn)

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Câu 1: Em hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai khổ thơ 3, 4 trong bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Nhưng mỗi năm mỗi vắng …. Ngoài giời.mưa bụi bay. Câu 2: Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?” nêu sửa lại thành “Nhừng mỗi năm một vắng…” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có thay đổi không ? Câu 3: Xác định câu nghi vấn...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai khổ thơ 3, 4 trong bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

….

Ngoài giời.mưa bụi bay.

Câu 2: Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?” nêu sửa lại thành “Nhừng mỗi năm một vắng…” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có thay đổi không ?

Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong bài “ Nhớ rừng” và “ Ông đồ”. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Câu 4: Hãy biến đổi những câu sau đây thành câu nghi vấn bằng cách sử dụng từ ngữ nghi vấn phù hợp

+ Với tốc độ lây nhiễm và số người tử vong tăng nhanh, dịch COVID -19 đang trở thành một đại dịch đáng sợ.

+ Chúng ta phải đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn … để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp.

+ Nhức đầu, sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, viêm phổi, khó thở, mỏi cơ … được xem là những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp.

+ Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở nghi ngờ nhiễm bệnh COVID-19 thì người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

+ Trong thời gian tạm nghỉ vì dịch COVID-19, học sinh sẽ tự học ở nhà theo hướng dẫn của thầy cô giáo.

+ Chúng ta cần nghiêm túc tuân thủ những khuyến cáo phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID -19.

+ Chúng ta sẽ đi học lại sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt hơn.

0