Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Bạn đó đã làm sai ở bước 1 hoặc bước 4.
- Ở bước 1, nếu lớp tế bào bóc quá mỏng sẽ không quan sát được tế bào.
- Ở bước 4, khi đặt lamen lên tiêu bản nếu không đặt cẩn thận thì sẽ để lẫn quá nhiều bọt khí khiến không thể quan sát rõ tiêu bản dưới kính hiển vi.
b) Trong khoang miệng của người có nhiều loại hình dạng vi khuẩn khác nhau như hình cầu (Tụ cầu khuẩn Staphylcoccus), hình que (Trực khuẩn Bacillus), hình xoắn (xoắn khuẩn đỏ Rhodospirillum),…
- Hầu hết vi khuẩn trong khoang miệng thuộc vi khuẩn gram âm nên nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn sẽ bắt màu đỏ hồng với thuốc nhuộm fuchsine.
c) Qua thí nghiệm, cho thấy tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn so với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực quan sát được thành cấu tạo bởi vì tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
Tham khảo:
Câu 1:
Gọi a là số lần nguyên phân
Ta có
5.(2a−1)=40 suy ra a=3
Số NST trong tế bào con là
40.2n=1600
Số NST môi trường cũng cấp là
5(23−1).2n=1400
Câu 2:
Ta có 2n=38 suy ra n=19
Số giao tử tạo ra sau giảm phân là
4.4=16
Số NST trong giao tử là
16.n=304
Câu 2 :
Số giao tử tạo ra sau giảm phân : 4 x 4 = 16 ( giao tử )
( Vì 1 tế bào sinh giao tử giảm phân cho 4 giao tử )
Bộ NST trong các tế bào giao tử là n NST : n = 19 NST
Số NST trong tất cả các giao tử : 16.n = 16.19 = 304 NST.
$a,$ Khi tế bào khí khổng mất nước thì màng mỏng và màng dày tế bào duỗi ra, khí khổng đóng.
$b,$ Nếu chất nguyên sinh trong các tế bào ở tiêu bản thí nghiệm co quá chậm hoặc quá nhanh thì chúng ta có thể điều chỉnh bằng cách:
- Nếu tế bào co chậm: Tăng nồng độ dung dịch NaCl nhỏ lên lam kính. Do tăng nồng độ chất tan môi trường ưu trương, khiến nước đi từ tế bào chất của tế bào thoát ra nhanh hơn.
- Nếu tế bào phản co nguyên sinh chậm: Nhỏ thêm nước cất lên lam kính. Do giảm nồng độ chất tan môi trường nhược trương, khiến nước đi từ môi trường vào tế bào chất của tế bào nhanh hơn.
a, Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là để nhuộm màu nhiễm sắc thể trong tế bào. Từ đây, ta có thể quan sát được hình thái, số lượng, vị trí của các nhiễm sắc thể và đoán được tế bào đang ở giai đoạn nào của phân bào.
b, Ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân của tế bào lại cần đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm mà không được đun sôi do:
- Đun nóng nhẹ: giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh động hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi qua 2 cấu trúc này và vào trong nhân tế bào gặp nhiễm sắc thể.
- Không đun sôi do: Đun sôi có thể làm tế bào vỡ ra, giải phóng các nhiễm sắc thể ra ngoài dung dịch. Khi đó, sẽ không thể xác định được kì phân bào của các tế bào ban đầu.
c, Trong quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào cần phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCl và loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh do:
- Bình thường, việc đếm nhiễm sắc thể trong tế bào thường gặp trở ngại ở loài có số lượng hoặc kích thước nhiễm sắc thể trong tế bào lớn bởi nhiễm sắc thể có thể nằm chồng chéo lên nhau, khó quan sát.
- Trong dung dịch nhược trương KCl thì tế bào ống sinh tinh sẽ là ưu trương so với dung dịch. Do đó, nước từ môi trường ngoài sẽ đi vào trong tế bào, làm tế bào trương lên và dẫn tới sự phân tán của nhiễm sắc thể trong tế bào. Khi đó, ta có thể quan sát và đếm các nhiễm sắc thể đã được nhuộm dễ dàng hơn. Nhờ đó, việc xác định giai đoạn của phân bào cũng dễ dàng hơn.
- Cần loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh ống sinh tinh để tránh mỡ phủ lên các tế bào, dẫn tới không quan sát được hình thái, nhiễm sắc thể trong tế bào và khó khăn trong xác định giai đoạn giảm phân của tế bào.