Để cho ra đời một bộ manga - anime đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và quan trọng là cả khả năng nghệ thuật của người cầm bút. Tuy nhiên, đừng để những khó khăn trước mắt này làm bạn nản lòng và chần chừ không thử sức. Ai cũng sẽ trải qua thời điểm bắt đầu không hoàn hảo, đừng vội thoái chí, hãy cố gắng trau dồi khả năng của mình, Quantrimang chắc chắn rằng, nếu chăm chỉ và thực sự yêu mến manga - anime, sẽ chẳng có khó khăn nào cản đường bạn hoàn thành những tác phẩm tuyệt vời của riêng mình.
Cùng theo dõi bài viết này để biết các bước lên kế hoạch cho một bộ manga - anime tuyệt vời cũng như vài tips nhỏ khi vẽ tác phẩm của bạn.
Bước 1: Xác định thể loại truyện
Có nhiều thể loại truyện bạn có thể chọnXác định thể loại truyện bạn muốn vẽ, có thể là về cuộc sống, khoa học viễn tưởng, cổ đại, hiện đại...
Bước 2: Viết tóm tắt về tác phẩm của mình
Viết một bản tóm tắtViết một bản tóm tắt cơ bản cho bộ manga của bạn, mô tả các sự kiện chính, nội dung xuyên suốt câu chuyện.
Bước 3: Tạo profile và thiết kế tạo hình nhân vật
Thiết kế tạo hình nhân vậtViết profile cho các nhân vật trong câu chuyện và thiết kế tạo hình cho nhân vật. Bạn có thể tham khảo các bước tạo ra nhân vật Manga hay Anime của riêng mình ở các bài viết sau này của Quantrimang.com.
Bước 4: Xác định bối cảnh câu chuyện
Xác định xem câu chuyện của bạn sẽ diễn ra ở đâu, trong bối cảnh nào. Ví dụ, thể loại là một bộ truyện giả tưởng thì thế giới trong truyện sẽ được gọi là gì, có những đặc điểm gì, địa điểm chính nằm ở đâu...
Bạn cũng lưu ý rằng kể cả truyện của mình không thuộc thể loại giả tưởng hay khoa học viễn tưởng thì cũng hãy thoải mái nghĩ ra những địa điểm không có thật cho câu chuyện của mình (đất nước, thành phố... không tồn tại).
Thêm nữa, hãy nghĩ tới và lên kế hoạch cho những địa điểm mà sự kiến chính sẽ diễn ra.
Vẽ bản đồ tổng thể thế giới cho câu chuyện giả tưởngTiếp tục với ví dụ bối cảnh câu chuyện giả tưởng, hãy bắt đầu bằng việc vẽ bản đồ tổng thể thế giới hay một phần thế giới nơi câu chuyện diễn ra. Bạn có thể sử dụng các biểu tượng để đại diện cho các địa điểm khác nhau (có thể chú thích thêm cho từng biểu tượng).
Ví dụ bản đồ thị trấnCòn nếu bối cảnh là tả thực, thay vì vẽ bản đồ thế giới như trên, hãy vẽ bản đồ thành phố, thị trấn diễn ra các sự kiện trong truyện (cũng có thể vẽ bản đồ này cho cả thể loại giả tưởng).
Bản đồ này sẽ xuất hiện những địa điểm như nhà nhân vật chính, nhà bạn bè, con đường đi làm hoặc đi học, những vị trí trọng yếu câu chuyện sẽ diễn ra... Sử dụng hình ảnh, biểu tượng đơn giản để vẽ bản đồ và chỉ vẽ những nơi liên quan đến mạch truyện.
Nếu bạn muốn sử dụng một thành phố có thật để làm bối cảnh cho manga của mình, hãy sử dụng bản đồ và ảnh chụp thật để lên ý tưởng.
Tiếp đó, hãy phác họa chi tiết bên ngoài những địa điểm này. Ví dụ như cảnh đường phố, nhà nhân vật chính, trường học...
Vẽ chi tiết nhàCuối cùng thì bạn cần phác họa khung cảnh bên trong nơi câu chuyện diễn ra, ví dụ như phòng học, phòng ở của nhân vật chính. Việc này sẽ giúp thiết lập vị trí, định hướng những đồ vật có trong tác phẩm (giường, tủ, bàn ghế...).
Khung cảnh bên trong căn phòngLên kế hoạch về những khung cảnh này sẽ giúp bạn tránh được sự không nhất quán khi vẽ các khung truyện sau này và cũng giúp bạn lên kế hoạch cho mạch truyện. Ví dụ, khi vẽ nhân vật đi đến bãi biển, hãy nhớ rằng nhân vật phải đi qua một cửa hàng tiện lợi trước, vì vậy có thể cho nhân vật mua chút đồ ăn nhẹ trên đường. Điều này cũng giúp bạn tránh việc quên vị trí của cửa hàng, không đặt nó trên đường đi tới công viên ở một tập truyện khác
Bước 5: Xác định độ dài bộ truyện
Viết ra những ý chính, các sự kiện trong một tập truyệnHãy lên kế hoạch cụ thể, xác định bạn muốn bộ manga - anime của mình có bao nhiêu tập.
Viết ra những ý chính, các sự kiện trong một chương, các nhân vật sẽ xuất hiện trong từng tập.
Ví dụ liệt kê ra các ý như này:
Nhân vật chính thức dậy và làm bữa sáng.
Nhân vật chính sang nhà bạn thân và cùng nhau đi học.
Trên đường đến trường, nhân vật chính và bạn nói về…
Khi chuẩn bị vào tiết, một học sinh mới chuyển tới được giới thiệu.
...
Chú ý dùng tên các nhân vật khi viết tóm tắt. Ghi chú rõ ràng tập 1, tập 2 để không bị nhầm lẫn. Nếu định đặt tên cho từng tập thì ghi ngay vào từng tóm tắt và lưu ý sắp xếp cẩn thận.
Bước 6: Lên kế hoạch cho từng trang truyện
Phác thảo một trang truyện tranh sử dụng các nhân vật chibiHãy lên kế hoạch cho mỗi trang trong chương bằng cách phác thảo sơ bộ, sử dụng giấy in (thường là A4). Nhớ đánh số trang để không bị nhầm lẫn sau này.
Bạn có thể vẽ dạng chibi trong lúc phác thảo để tăng tốc độ (đầu to, cơ thể nhỏ và không nhiều chi tiết).
Thêm phần hội thoại cho từng trang.
Phần phác thảo này bạn chỉ cần làm sơ qua, quan trọng là đảm bảo sự hợp lý trong việc sắp xếp các khung truyện. Lưu ý là bạn có thể phải điều chỉnh kích thước của khung tranh cho phù hợp với các khung truyện thực tế khi in ấn, chỉ cần đảm bảo đúng số khung và vị trí đặt trong bản vẽ cuối cùng khi xuất bản.
Bước 7: Lên kế hoạch cho việc in ấn trước khi cho ra đời bản vẽ chính thức
Các phần Trim, Bleed và Live AreaTrước khi bắt đầu bản vẽ chính thức, có một vài điều bạn nên chú ý.
Nếu bạn thật sự có kế hoạch nghiêm túc sẽ in ấn manga - anime của mình một cách chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu kỹ về kích thước in tiêu chuẩn cho tác phẩm của mình. Còn nếu bạn vẽ để thực hành, luyện tập khả năng và chỉ định in đơn giản thì có thể tùy ý thích. Tuy nhiên, vẫn khuyên bạn nên thử tập tành với kích thước tiêu chuẩn, điều này rất tốt cho bản thân người cầm bút khi tiếp xúc với những thói quen chuyên nghiệp.
Bạn cũng lưu ý rằng kích thước chuẩn của manga - anime Nhật Bản có thể khác với tiêu chuẩn một cuốn truyện tranh của đất nước khác.
Nếu bạn muốn in truyện ra, bạn cần chú ý đến một số phần sau của trang truyện:
Page Live Area: Phần giấy bạn có thể vẽ mà không lo bị cắt bỏ.
Page Trim: Phần giấy dư xung quanh sẽ bị cắt bỏ.
Page Bleed: Phần nằm ngoài phần bị cắt bỏ, giúp đảm bảo giấy không có phần viền trắng không cần thiết. Nếu bạn muốn có nền màu, hay hình vẽ nằm ở rìa viền giấy in thì hãy vẽ quá phần cắt và vẽ luôn lên phần bleed này.
Lưu ý khi in manga - anime
Bạn có thể tự nghiên cứu thêm về việc in ấn nhưng các tips ở trên là những điều bạn cần chú ý.
Nếu bạn cảm thấy mình cần thêm sự giúp đỡ trong vấn đề này thì có thể tham khảo ý kiến một người giỏi đồ họa để nghe tư vấn thêm. Họ thường làm việc với in ấn và cũng dễ tìm hơn một tác giả truyện tranh.
Web Manga
Bạn cũng có thể bỏ qua quá trình in ấn và xuất bản truyện tranh của mình ở dạng online. Đây là cách làm tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện nhất hiện nay. Dù vậy, bạn vẫn nên thử và xác định kích thước tiêu chuẩn để in trong trường hợp bạn muốn xuất bạn truyện của mình dưới dạng in ấn văn bản.
Bước 8: Chọn kiểu vẽ bong bóng cho câu thoại
Bong bóng lời thoạiCác loại bong bóng thoại khác nhau có thể dùng để nhấn mạnh sắc thái nội dung của câu chuyện chúng thể hiện. Ví dụ:
Lời nói bình thường: bong bóng hình bầu dục đơn giản với đuôi hướng về phía nhân vật
Lời nói tức giận, hét to: bong bóng to hơn, có các cạnh lởm chởm để nhấn mạnh
...
Các họa sĩ truyện tranh khác nhau cũng có thể sử dụng các phong cách khác nhau cho bong bóng thoại này. Nói chung, hãy chọn một kiểu nhất định và gắn bó với nó trong suốt manga của mình.
Bước 9: Bắt tay vẽ tác phẩm
Vẽ chì và đi nét cho truyệnKhi mọi thứ được lên kế hoạch khá hoàn chỉnh như trên, bạn có thể bắt đầu vẽ bộ manga - anime của mình.
Hãy bắt đầu bằng các nét chì cho bản vẽ rồi đi mực lại sau. Để đi nét cho manga, bạn nên dùng bút mực, nếu cảm thấy khó khăn do chưa sử dụng bút này bao giờ thì hãy luyện tập trước khi đi nét cho manga.
Cuối cùng, scan bản vẽ của mình lên máy tính rồi dùng phần mềm chỉnh sửa lại và làm sạch trang truyện, vì vậy đừng lo lắng nếu có một vài vết mực nhỏ nhòe trên giấy khi đi nét.
Cũng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có một chiếc máy tính bảng, bút cảm ứng và ứng dụng phù hợp, bạn có thể vẽ truyện tranh của mình ngay trên đó và không cần tới các bước như scan hay đi nét. Những bước ở trên vẫn có thể áp dụng cho dù không vẽ trên giấy theo kiểu truyền thống.
Tips: Hỏi ý kiến người khác
Bạn có thể nhận được một số phản hồi cơ bản bằng cách cho mọi người biết hình nhân vật cũng như cốt truyện để lấy ý kiến tham khảo hoặc bạn cũng có thể cho họ xem bản phác thảo để xem nó có mạch lạc, đem lại hứng thú hay không. Hãy lắng nghe những ý kiến phản hồi thật lòng, chấp nhận khen chê để bộ truyện của bạn hoàn hảo hơn.
Nhiều khi khó để chấp nhận lời phê bình, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc trong công việc, bạn nên sẵn sàng lắng nghe và đón nhận chúng. Nhưng cũng nên nhớ không phải lời phê bình nào cũng đúng và có giá trị. Hãy tham khảo ý kiến nhiều người để có cái nhìn toàn diện về tác phẩm của mình.
Nếu bạn quen biết ai đó là họa sĩ hoặc nhà văn chuyên nghiệp, hãy hỏi để có lời khuyên tốt nhất từ những người có kinh nghiệm như họ
Kết luận
Đúng là để ra đời một bộ manga - anime đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng nếu theo dõi đến đây thì hẳn là bạn có quyết tâm và kiên trì để hoàn thành việc này. Điều quan trọng khi bắt đầu và tham gia vào một dự án cụ thể là lên kế hoạch thật tốt. Đừng vội vàng, gấp gáp hoàn thành thật nhanh vì bạn có thể vướng vào rắc rối nếu không cẩn thận ở phần này, việc đó sẽ khiến bạn mệt mỏi và chán nản. Chỉ nên làm một lượng công việc vừa đủ mỗi ngày và kiên trì hoàn thành nó.
Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo về hướng dẫn Manga - Anime của Quantrimang.com để tìm hiểu kĩ hơn cách vẽ thể loại này.
Chúc các bạn thành công!
...........
có mk nè