K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

Gợi ý thôi nhé:

Bức tranh của em gái tôi
sau khi đi nhận giải cùng em trở về nhà, người anh cảm thấy day dứt và cậu đã quyết định nói chuyện với cô em gái xủa mình. Em hãy tưởng tượng và nhập vai Kiều Phương để kể lại câu chuyện đó
=> Cách làm dễ nhất cho bài này thì em cứ tưởng tượng như theo cốt chuyện sẵn có của tác giả. Nghĩa là chúng ta sẽ đi từng chi tiết trong chuyện xem như là lời giải thích. Vì sao người anh lại tỏ thái độ với em gái? Vì sao.....? => Sau một loạt những chi tiết như vậy để kéo dài thêm độ dài của câu chuyện thì chúng ta kể đến đoạn mấu chốt của câu chuyện là khi cậu ấy nhìn thấy bức tranh của chính bản thân mình (lưu ý là ngôi của Kiều Phương nhé!) => Nêu ra cảm xúc của người anh. Và sau khi nghe được những lời xin lỗi mang đầy nỗi hối hận của anh trai. Tôi chạy lại ôm chầm lấy anh, thỏ thẻ vào tai: " Em không sao? Em biết anh mình là ........ => đoạn này em có thể tự viết!
Đặc biệt để bài viết thêm dài em nên cho 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm vào nhé! nó sẽ giúp bài văn vừa dài vừa có thể trở nên mượt hơn đấy!

21 tháng 2 2020

Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:

- Anh có chuyện gì à?

Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:

- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?

Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:

- Anh à, chúng ta là người một nhà cho  dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.

Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.

Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:

- Anh có chuyện gì à?

Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:

- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?

Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:

- Anh à, chúng ta là người một nhà cho  dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.

Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.

18 tháng 1 2019

 Sau khi đưa tôi vào phòng nói chuyện, bỗng anh nói:

- Anh xin lỗi. Anh ko cố ý ghét em chỉ bởi vì anh ko có tài năng gì còn em thì có tài năng hội họa hoàn hảo. Anh thực sự xin lỗi.

  Tôi trả lời rằng:

- Không sao đâu mà anh đừng nói vậy. chúng ta đều là người 1 nhà, anh chỉ muốn bảo vệ em gái như những người khác mà. Thật ra trong nhà người mà em quý mến nhất chính là anh. Khi nghe chú tiến lê nói với em rằng phải vẽ cái gì gần gũi nhất thì em đã liên tưởng ngay đến anh.

   Anh tôi tiến về cửa sổ, mắt hướng lên trời và nói:

- Cảm ơn ông trời nhiều lắm vì đã cho tôi một người em gái thật thà và tuyệt vời này. cảm ơn người nhiều lắm. 

  Bố mẹ tôi nghe thấy nên rất cảm động. Anh tôi bỗng chạy lại ôm tôi.Lúc đó tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tuyệt vời khicos người anh trai tuyệt vời. 

  Từ đấy hai chúng tôi trở nên thân thiết với nhau lắm. Mới vẽ xong bức tranh nào tôi liền đưa đi cho anh xem anh ấy rất vui

20 tháng 1 2017

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

11 tháng 3 2018

1 đoạn văn nhỉ bạn ! Như thế này được không!

"Không thể tin được đứa em mà mình ghét nhất lại vẽ mình đẹp như vậy ư? Nó không để ý những chuyện mình làm sai với nó sao? Con bé sao nhân từ quá vậy? Con bé không biết tha thứ cho mình chưa nhỉ?" Hàng loạt câu hỏi tới tập trong đầu tôi. Có cái cảm giác gì cứ lang lâng,nhưng cứ bồn chồn lo lắng thê snafo ấy. Lưỡng lự đến mức đánh rơi tờ giấy khen thưởng Kiều Phương đưa cho tôi cầm thì tôi mới hiểu ra. Trong mắt Mèo tôi là người anh trai hiền từ yêu thương nó nhất chứu không phải một người anh chỉ biết ghen ghét với em. Tôi quyết định xin lỗi em gái mình.

- Mèo, anh xin lỗi! Anh kông phải một người anh tốt em tha thứ cho anh nhé!

- Ơ! Sao anh xin lỗi em Anh làm sai chuyện gì đâu

- Thì là ...

- Ừ thì thôi đi nếu anh thấy có lỗi anh đi mua hộ em hai cây cream nha! Cảm ơn anh nhiều!

Rồi con bé chạy đi luôn với bạn bè nó. Quả thật nhìn từ sao như một thiên thân vậy !Một thiên thiên nhỏ bé đáng yêu bao dung và độ lương là bé Mèo đấy! Mọi người hãy giữ khoảnh khắc này đừng để tuột mất rồi hối hận như tôi.

Đề: Qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi", hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của người anh trong câu chuyện: I. Mở bài: giới thiệu khái quát câu truyện "Bức tranh của em gái tôi" (dựa nào vào phần chú thích ** trong SGK/33)Trong chuyện em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?II. Thân bài:- Người anh có dáng người như thế nào? Bai nhiêu tuổi?- Gương mặt? Đôi mắt? Nụ...
Đọc tiếp

Đề: Qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi", hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của người anh trong câu chuyện: 

I. Mở bài: giới thiệu khái quát câu truyện "Bức tranh của em gái tôi" (dựa nào vào phần chú thích ** trong SGK/33)

Trong chuyện em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?

II. Thân bài:

- Người anh có dáng người như thế nào? Bai nhiêu tuổi?

- Gương mặt? Đôi mắt? Nụ cười? Sóng mũi? Vầng trán? Có sở thích gì? Tài năng?

- Trang phục? Dáng đi? Qua đó thể hiện điều gì? Thường ngày người anh đối xử với cô em gái như thế nào? 

- Tính tình của người anh ra sao? Qua việc gì?

- Người anh còn đặt tên cho cô em gái là gì? Vì sao?

- Khi phát hiện ra tài năng của cô em gái, người anh có thái độ như thế nào?

- Hằng ngày người anh làm những công việc gì? (chở em gái đi học, quét nhà,...)

- Mọi người xung quanh và trong lớp có nhận xét gì về người anh trai?

- Ai đi thi và đoạt giải mấy?

- Đứng trước bức tranh đoạt giải, người anh có thái độ như thế nào?

- Người anh đã tự nhận ra điều gì ở chính mình?

III. Kết bài:

- Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì từ người anh?

- Em học hỏi được những điều gì từ cô em gái?

0
một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em...
Đọc tiếp

một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải 

câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?

câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em hiểu gì về những phẩm chất của nhân vật đó

câu 3; trong văn bản bức tranh của em gái tôi tác giả để cho nhân vật người anh tự kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất. theo em ,ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ?

câu 4;viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật kiều phương trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi - tạ duy anh

1
27 tháng 3 2020

Câu 1 :

 Xuất xứ ; văn  ban " Bức tranh của em gái tôi " - Tạ Duy Anh

Câu 2:

- Nhân vật đc nhắc đến là Kiều phương .

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .

Câu 3 :

ngôi kể này có tác dụng trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật là:

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là ngư­ời kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu và ngôi kể thứ nhất còn kể chi tiết sự việc diễn ra và thể hiện rõ tâm lí của mình khi kể.

Câu 4:

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Chúc bạn học tốt!!!