K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

Bài tham khảo:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.

Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.

Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm;...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

0
1.1. Phân tích một tác phẩm thơ cũng như phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6), đều có yêu cầu chung là chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các em cũng có thể đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, nêu những nhận xét riêng của bản thân về tác phẩm. Tác phẩm thơ có thể là bài thơ...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm thơ cũng như phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6), đều có yêu cầu chung là chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các em cũng có thể đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, nêu những nhận xét riêng của bản thân về tác phẩm. Tác phẩm thơ có thể là bài thơ hoặc tập thơ. Bài 7 tập trung vào việc rèn luyện phân tích một bài thơ theo các yêu cầu nêu trên.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ tác phẩm, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.

- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các bằng chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm.

- Liên hệ, so sánh với các bài thơ có cùng đề tài, chủ đề, thể loại để làm sáng tỏ thêm giá trị của bài thơ được phân tích.

- Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của bài thơ, về giá trị, sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như bản thân em.

0
16 tháng 9 2023

- Xác định rõ đối tượng phân tích

- Xác định phạm vi phân tích

- Lập dàn ý chi tiết gồm có các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng

- Thu thập các thông tin chính thống liên quan đến tác phẩm

16 tháng 9 2023

Có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội vì dễ tiếp cận với đối tượng nghe, đọc và diễn tả đúng tính chất sự vật hiện tượng, miễn sao bài văn không bị lệch lạc tư tưởng, không vi phạm sự trong sáng của tiếng Việt.

16 tháng 9 2023

Viết về người phụ nữ - Một đề tài không còn mới lạ trong văn học, ta có thể kể đến các tác giả như nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… đây là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu ngòi bút nhân văn của ông luôn hướng về người phụ nữ. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua câu chuyện, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương với cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Ngay từ đầu truyện Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài  của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng. Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc họa với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến. Song có thể  hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:

Vũ Nương là một người phụ nữ có số phận oan nghiệt. Số phận bi kịch, chồng đi lính trở về - nghe con - một mực nghi oan - đánh đuổi đi. Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng qua lời than rồi tự vẫn. Cái chết của nàng, nàng tắm gội chay sạch, than, thể hiện hành động có suy tính. Phản kháng chế độ phong kiến nam quyền bất công. Nguyên nhân trực tiếp là lời nói ngây thơ của bé Đản. Nguyên nhân gián tiếp, Trương Sinh đa nghi, hay ghen, gia trưởng, thô bạo, thiếu niềm tin và tôn trọng phụ nữ, hôn nhân không bình đẳng: sự rẻ rúng của con nhà hào phú với con nhà kẻ khó. Xã hội phong kiến hà khắc, trinh tiết hơn mạng sống, chiến tranh phi nghĩa. Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” bằng chi tiết kì ảo - Vũ Nương trở về - tạ từ - biến mất đã hoàn thiện vẻ đẹp Vũ Nương, nhưng không giảm đi tính bi kịch.

Thân phận của Vũ Nương cũng là thân phận của biết bao người phụ nữ trong xã hội xưa:

                                               “Đau đớn thay phận đàn bà
                                              Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Nhân vật Vũ Nương được đặt vào nhiều tình huống, từ đó, thể hiện số phận bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đường, kì ảo mang đặc trưng của thể loại truyền kì và thể hiện ước vọng của nhân dân về kết thúc có hậu cho số phận nhân vật.

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.Yêu cầu:- Giới...
Đọc tiếp

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.