Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-- Dàn ý thoy nha bn--
1. Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
2. Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
3. Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
1a)
Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?
Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.
Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.
Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.
Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.
Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.
Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.
Tuổi thơ của mỗi người, ắt hẳn ai cũng có một và đứa bạn thân gắn liền với những kỉ niệm không thể quên. Tôi cũng vậy, tuổi thơ của tôi là những ngày rong rủi khắp xóm làng với hai đức bạn thân là Phàm và Loan. Đó là những kí ức thơ bé đẹp nhất của tôi.
Thời gian thấm thoát trôi mới đây mà đã qua 5 năm rồi. Kí ức về những ngày hè thơ ấu vẫn còn nằm sâu trong đầu tôi. Hồi đó ba đứa tôi quậy lắm! Tôi và Loan quậy cũng chẳng thua dứa con trai nào đâu. Nhìn Loan hơi đen, phong trần như 1 đứa con trai, dáng người thì nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan luôn vui tưoi không chút lo âu. Còn Phàm thì ra dáng 1 thằng bé quậy phá lắm! Dáng người liền lạc, lúc nào cũng nhanh thoăn thoắt. Khuôn mặt thì lém lĩnh, đôi mắt thì tinh anh và rất nhanh nhạy. Ba đứa chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng trang lứa nên hay đi chơi chung với nhau lắm. Sáng sáng, hai đứa nó chạy qua rủ tôi ra ruộng bắt cua. Buổi trưa chúng tôi thưòng ngồi dưới mấy góc cây trong vườn của ông Tư để nghỉ và mấy khi thỉnh thoảng còn hái trộm trái cây trong vườn nữa chứ. Xế chiều tới, mấy đứa chúng tôi lại ra đồng thả diều. Mỗi ngày như vậy, chúng tôi lại bày ra một trò quậy phá mới. Thỉnh thoảng vài ngày chúng tôi lại đi câu cá, hái trộng trái cây. Vậy mà hồi nhỏ chẳng đứa nào biết lo sợ về những mối nguy hiểm trong mấy cuộc quậy phá như vậy cả.
Hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Vẫn như mọi ngày chúng tôi tiếp tục những trò quậy phá của mình. Hôm nay, mục tiêu của chúng tôi là cây vú sữa đang say trái ở sát mé sông, trong góc vườn nhà cô Bảy. Tụi nó canh me kĩ lắm! Chín giờ sáng cô Bảy đi ăn đám giỗ trong nhà ông Tư cách đó vài cái nhà. Theo kế hoạch và kinh nghiệm từ mấy lần trước, ba đứa len lỏi đến cây vú sữa 1 cách an toàn. Tôi giỏi leo trèo nên nhiệm vụ này lúc nào cũng dành cho tôi cả. Tôi leo lên cây dể hái trái, Loan đứng ở dưới góc cây để hứng trái, còn Phàm thì là người canh chừng. Chẳng mấy chốc trái cây đã đầy chiếc túi ni lông đen chuẩn bị sẵn. Tôi chuẩn bị leo xuống để tìm một góc cây nào đó cho ba đứa “tiêu thụ hàng gian”. Rồi… “đùng”. Tôi bị trượt chân rơi thẳng xuống sông. Tôi rất sợ, hoảng loạn lên. Thật là thất bại vì tôi không biết bơi! Tôi bây giờ mới thật sự biết thế nào là sợ,tay chân cứ đập đập. Mũi tôi đã bắt đầu không thở đựơc. Tôi sắp chìm! Trên bờ con Loan cũng đang hoãng loạn. Nó chạy ra trước gọi thằng Phàm. Phàm chạy như bay tới chỗ tôi và nhảy xuống sông. Thật may mắn cho tôi vì thằng bạn này thường được gọi là “Yết Kiêu” của xóm. Tôi vội chộp đựơc áo Phàm và rồi… tôi với Phàm cuối cùng cũng đã vào bờ an toàn. Cú đó làm tôi tưởng mình đã chết rồi chứ. Nếu không nhờ Phàm cứu chắc tôi cũng không còn sống nữa đâu. Cũng từ bữa đó ba chúng tôi không còn dám quậy phá nữa. Mấy tháng sau, gia đình Phàm dọn nhà không còn ở xóm tôi nữa. Phàm không chịu nói cho tôi và Loan biết lý do, chắc vì điều gì đó. Rồi Phàm dần xa chúng tôi, không còn thân như ngày trước nữa. Và rồi dần dần chúng tôi mất liên lạc với nhau.
Thời gian thì vẫn cứ trôi, trôi mãi. Tôi không còn gặp Phàm nữa nhưng kí ức của 1 thời quậy phá và cái tai nạn “quả báo” đó thì làm sao mà tôi quên đựơc. Phàm vẫn là một ngưòi bạn tốt của tôi và những kí ức đẹp dẽ đó sẽ mãi không bao giờ tôi quên được, nó sẽ là hành trang cùng tôi bứơc vào tương lai. Tôi mong một ngày nào đó tôi và Loan sẽ gặp lại Phàm để ôn lại những kỹ niệm xưa của một thời siêu quậy ngày nào…
Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...
Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...
Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.
Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.
Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.
Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.
Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"
Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...!.
2))Tôi năm nay mười bốn tuổi, trải qua rất nhiều kì thi, gặp rất nhiều bạn, học rất nhiều thầy cô giáo và tôi được tham dự bảy lần khai giảng. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm không bao giờ tôi quên.
Tôi đã suýt được học mẫu giáo nếu lần ấy tôi không khóc và ôm mẹ khư khư, nên buổi đầu tiên vào lớp một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình tôi. Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa. Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp hẳn lên. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là “đồng phục”. Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Ôi! Thích quá!
Đúng như tôi dự đoán, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi hút sữa chùn chụt, nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng chung quy điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Sau khi tôi đã uống hết hai hộp sữa thì mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy! Trường Nam Thành Công”.
Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to ơi là to! Nếu có ai bảo tôi diễn tả sự to lớn của nó thì tôi chỉ có thể nói: “Nó to đến mức tôi tự hỏi mình có thể đi qua được không?” Vì tôi nghĩ cổng to chỉ dành cho người to béo mà thôi! Giữa một biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé, nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ tôi nói: “Lớp con đấy, bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.
Trên loa là tiếng của cô hiệu trưởng trường tôi. Tôi không nghe thấy gì vì lúc đó tôi giật nảy mình khi thấy mẹ lại dắt tôi đi. Tôi tự hỏi: “Mẹ dắt tôi đi đâu?”. Tôi đứng trước cửa của một căn phòng rất to, có nhiều bộ bàn ghế rất đẹp, nhìn thật sáng sủa sạch sẽ. Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1D. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và nom rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”. Nhưng tôi thấy cô dịu hiền quá thành ra khi cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”.
Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Và người lớn phải đẩy vào lớp. Các bạn sợ, tôi hiểu tại sao, vì mọi thứ mới lạ quá. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp: “Trời đẹp, phòng đẹp, cô giáo đẹp và mẹ tôi cũng đẹp”. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên. Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi nhìn bạn bên cạnh, nó cũng không rơi một giọt nước mắt, mặt tươi cười hớn hở. Nó có vẻ cao hơn tôi. Tôi hỏi nó: “Sao cậu can đảm vậy?”. Nó bảo nó đi học lần này là lần thứ hai. Tôi nghĩ: “Vậy là nó bị đúp”. Thảo nào … Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.
Ngày đầu tiên đi học của tôi đấy! Thật là đặc biệt phải không. Tôi cũng không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc nhưng tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp một bằng một nụ cười …
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Bầu trời đang sáng. Thì tự dưng mây đen từ đâu kéo về phủ kín cả bầu trời khiến trời tối sầm lại. Rồi các đám mây san đều ra các ngả và bắt đầu vài giọt nước tí tách rơi xuống.
Các con vật vội vàng đi tìm kiếm nơi ẩn náu. Cây cối đập vào nhau xì xào bàn tán. Vài cây bàng bị gãy cành. Người đi đường chạy từ các phía tìm nơi an toàn để trú mưa. Gió thổi rì rào mỗi lúc một mạnh . Những giọt mưa rơi tí tách xiên vào nhau như đang nhảy múa. Những bông hoa hồng run lẩy bẩy. ở dưới hồ những chú ếch xanh ngoi lên kêu ộp ộp ... Những cánh đồng tràn ngập nước chảy ra các con suối nhỏ.Mưa ào ào rồi tạnh hẳn, bầu trời lại trong xanh.mọi vật như tươi hơn khi vừa được tắm mình trong nàn nước mát dượi của mùa hạ.
* Từ tượng thanh là: tí tách, ộp ộp, xì xào...
* Từ tượng hình là: tối sầm lại, chú ếch xanh....
1)
Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cugn flúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê, vươn lên với một sức sống mới.Mọi người lại ra khỏi chỗ trú và trở về với việc mình đang làm dở, tiếng cười tiếng nói rộn ràng.Em rất yêu mưa vì nó đã cho cây lá tươi tốt.
Bun là một chú mèo rất dễ thương. Chả là năm lớp 4, do đạt thành tích cao trong học tập nên bố mẹ đã mua tặng cho tôi một chú mèo xám vằn, loại vật mà tôi yêu thích. Lúc mới về chú rất nhút nhát, chỉ biết nằm ở góc tường thu lu người và buồn. Đến bửa chú chỉ ăn vài miếng rồi tiếp tục hành trình ngủ đông của mình. Được một thời gian khi đã thích nghi với môi trường xa lạ Chú lại trở thành một chú hề cho cả nhà. Lắm lúc Chú đẩy banh, rồi lấy mũi đẩy viên bi vờn qua vờn lại. Tuy hơi hề nhưng Bun biết suy nghĩ lắm! Tôi và Chú là hiểu nhau nhất. Mỗi khi học bài Chú đều quanh quẩn bên tôi, lúc thì trèo lên bàn đẩy đẩy cây viết, lúc thì cuộn tròn mình ngủ sát bên đùi tôi. Ôi, Bun thật đáng yêu làm sao! Lắm lúc tôi ngồi ngắm Bun và thấy Chú có một vẽ đẹp riêng. Bộ lông chú óng mượt xám xám lại xen vào vài cái vằn đen. Hai cái tai vểnh lên lâu lâu lại cọ quậy như chú ý lắng nghe gì đó.
Cặp mắt tròn long lanh nổi bật là hai con ngươi đen nhánh hiện ra. Cái mủi hồng hồng lúc nào cũng ươn ước đánh mùi rất tài. Chân của Chú thì thoăn thoắt mỗi khi có báo động ở đâu chú đều khẩn cấp lao tới liền nhưng chẳng bao giờ nghe tiếng động cả bởi lớp chân có những đệm thịt rất êm và mịn. Tính tình của chú lại càng đáng mến hơn. Mỗi lần tôi vui chú chú chạy nhãy với tôi. Chú trèo lên cây lại nhảy xuống, chạy xung quanh thỉnh thoảng lại cào tôi một cái nhẹ, lúc thì cắn quần rồi chạy y hệt sợ tôi rượt. Những lúc âu yếm, chú nằm gọn trong lòng tôi đòi tôi vuốt ve bộ lông từ khóe mắt xuống tai.
Những lúc tôi buồn hay bị bệnh nhìn vẽ mặt tôi dường như Bun hiểu. Nó như muốn chia buồn với tôi. Nó nằm xuống cạnh tôi lặng im, chẳng đùa giởn như mọi hôm nữa. Tôi mỉm cười nói khẽ: "Chị không giận em đâu mèo cưng ơi!". Nhưng cu cậu vẫn chẳng vui mà còn lại làm nũng nữa cơ. Đúng thiệt là con mèo lắm trò! Suốt thời gian đó Bun là một người bạn thân của tôi lúc vui cũng như lúc buồn. Phải nói là người bạn tri kỉ của tôi thời học cấp I. Từ khi hoàn thành chương trình cấp I phải di cư vào trường nội trú thân yêu tôi phải xa Bun. Trước hôm đi tôi cùng cả nhà và mèo Bun nữa, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm cúng.
Mọi người nói cười vui vẽ còn tôi thì gắp cho mèo Bun những thứ ngon. Hôm sau, khi chia tay, mọi người. Đây là giờ cao điểm sao ngăn được những giọt lệ rơi. Tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc và rồi tôi phải đi, nhưng kìa mèo Bun và nũng nịu như không muốn cho đi. Lúc này tôi khóc càng to và chạy thật nhanh lên xe mặc cho mèo Bun ngơ ngác đứng nhìn rồi buông một tiếng "meo".
Thời gian qua, tôi cứ ngóng từng ngày để được về với gia đình và mèo Bun dù chỉ hai ngày. Mỗi lần về Bun mừng lắm, nó lúc nào cũng ở bên tôi không rời, thậm chí lúc tôi ngủ nó cũng trèo lên giường chui vào chăn ngủ cùng. Thời gian cứ thế đi cho đến một ngày tôi nhận được tin mèo Bun qua đời vì bệnh tự dưng sống mũi tôi cứ cay cay, tôi núp vào một góc, nước mắt giọt ngắn giọt dài, tôi cứ thế nức nở nhớ mèo Bun. Một người bạn tri kỉ, luôn bên tôi lúc tôi vui tôi buồn mà bây giờ lại bỏ tôi một cách thản nhiên như vậy. Và tôi cũng thầm chúc Bun "ở bên kia thế giới" sẽ luôn vui vẻ như những ngày cùng chơi với tôi.
#Hok tốt#
"Bun ơi! Chị yêu em nhiều"
Đến tận bây giờ, những khi buồn tôi lại nhớ đến Bun. Và cứ nghĩ đến những ngày bên Bun lòng tôi thắt lại. "Tại sao trên đời lại có con vật đáng yêu như vậy nhỉ?"
Ko chép mạng nha!
Mk cảm ơn nhiều!
Chúc các bn học tốt!
Tôi sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm gần đây nhất giữa hai mẹ con tôi. Đó là vào kì học đầu tiên năm lớp 5, tôi bị các bạn trong lớp trêu là không biết đi xe đạp, mà phải ngồi xe mẹ lái. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, lại cũng thấy thương mẹ, lúc nào cũng tất bật đưa đón tôi. Nhìn các bạn cùng trang lứa đạp xe đến trường, tôi thích lắm. Tối hôm đó sau khi ăn cơm xong, tôi ấp úng nói dự định lớn lao của mình cho mẹ biết:
- Mẹ ơi! Con muốn được đạp xe đến trường. Con không muốn mẹ vất vả vì con... con... cũng lớn rồi.
Tôi cố tỏ ra cứng cỏi, người lớn để mẹ tin tưởng, nhưng nói xong sao tôi thấy ngượng ngùng, phải che mặt vì xấu hổ. Nhưng cuối cùng thì mẹ vẫn không đồng ý với ý định của tôi vì mẹ lo đường xá đồng đúc quá. Mặc tôi thuyết phục, nũng nịu, mẹ vẫn không đồng ý. Khuôn mặt mẹ đầy vẻ lo âu, suy nghĩ. Nhưng tôi không nhận ra điều đó mà chỉ thấy hậm hực vì không được làm theo ý mình.
Sáng hôm sau vẫn như thường lệ, mẹ đưa tôi đi học. Thấy mấy đứa bạn cùng lớp đi xe đạp quay lại nhìn tôi cười, có lẽ mẹ hiểu cảm giác của tôi. Chiều đi học về, tôi đã nhẩy cẫng lên vì sung sướng khi thấy mẹ mang về tặng tôi một chiếc xe đạp mini màu xanh da trời. Đó là màu tôi thích nhất.
Mẹ xoa đầu tôi âu yếm:
- Con cố gắng tập nhé và phải hứa với mẹ sẽ đi đường cẩn thận!
Tôi vô cùng háo hức với món quà. Vậy là điều ước bấy lâu của tôi đã thành hiện thực. Từ hôm đó tôi mang xe ra tập, suốt ngày lau chùi nó cẩn thận. Nhưng vì không có ai giữ cho nên tôi tập mãi không được, cứ đi lại ngã. Tôi giấu tiệt những vết bầm tím, thương tích, sợ mẹ biết sẽ cấm không cho đi xe nữa. Nhưng mẹ biết. Và không những không la mắng, cấm đoán gì tôi mà mẹ còn cố gắng đi làm về sớm để tập xe cho tôi. Vậy là cứ chiều chiều, hai mẹ con lại rong ruổi tập xe. Có mẹ giữ đằng sau, tôi vững tin hơn hẳn. Nhìn những giọt mồ hôi trên má, trên lưng mẹ, tôi càng có thêm động lực để tập xe. Chỉ ba ngày sau là tôi tự đi mà không cần mẹ giữ nữa. Cảm giác khi mẹ thả tay ra mà tôi vẫn ngồi vững trên chiếc xe thật là thích.
Quay lại, thấy mẹ đang vẫy tay, tôi thấy yêu mẹ vô cùng. Tôi tuyên bố trịnh trọng: “Nhất định con sẽ đèo mẹ đi chơi khắp nơi trên chiếc xe này”. Mẹ cười tươi hạnh phúc. Thế là từ nay tôi đã có thể tự đi học bằng xe đạp, tôi bỗng cảm thấy mình như đã lớn hẳn lên. Nhưng tôi đã không hề biết rằng trong những ngày đầu đó, mẹ vẫn lặng lẽ đi theo sau tôi cho đến khi bác bảo vệ nói với tôi:
- Cậu có một người mẹ thật tuyệt vời. Ngày nào cậu đi xe mẹ cậu cũng đi theo tới bao giờ cậu gọi tôi ghi vé xe mẹ cậu mới quay về đấy.
Tôi cảm ơn bác, lẳng lặng đi vào lớp mà đôi mắt cay xè. Bấy giờ tôi mới biết và thầm cảm ơn sự chăm sóc, yêu thương mẹ dành cho tôi.
Nhờ có mẹ tôi đã lớn lên rất nhiều. Tôi hiểu những lo toan vất vả mà mẹ phải gánh vác để mang lại niềm vui, điểm tựa vững chắc cho cả gia đình. Tôi hạnh phúc khi có mẹ ở bên. Mẹ luôn là tấm gương để tôi phấn đấu và noi theo trong cuộc đời mình.
10 x 3 : 10 + 8 x 12 - 6 + 34 = 127
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫn thế: dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồi bên ông, tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào? Ông ở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không... Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể. Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm tra sách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầm cành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy... Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về!
Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi...
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.
10 x 3 : 10 + 8 x 12- 6 +34 = 127