Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu chuyện ngụ ngôn là một người đánh rời chì khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào nhưng anh ta và mọi người lại mải miết tìm dưới ngọn đèn đường.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
⇒ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ ba: Giúp câu chuyện được kể từ cái nhìn toàn cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri). Bất cứ điều gì từ các nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba này đều nắm rõ.
Đoạn văn tham khảo:
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
- Tác dụng của việc kết hợp:
+ Nội dung được triển khai rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa. Phương tiện phi ngôn ngữ giúp việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi hơn rất nhiều.
Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước) là:
- Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.
- Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.
- Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.
- Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.
- Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.
- Đảm bảo thời gian quy định
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Bài thơ mình làm :
Thầy bói xem voi
Có năm ông thầy bói,
Rủ nhau đi xem voi.
Thầy thứ nhất sờ vòi,
Bảo rằng : voi giống đỉa.
Thầy thứ hai mai mỉa :
"Voi giống đỉa là sao ?
Nó sừng sững to cao
Như cột đình ấy chứ!"
Thầy thứ ba hậm hự :
"Chú ăn nói lạ kì !
Voi chần chẫn khác gì
Cái đòn càn gánh rạ !"
Thầy thứ tư buồn bã :
"Các bác bảo thế nào,
Voi tun tủn làm sao
Giống hệt như chổi sể !"
Thầy thứ năm nhỏ nhẹ :
"Các anh sai cả rồi,
Tôi sờ nắn một hồi
Thấy voi như cái quạt !"
Cả năm ông nháo nhác,
Xỉa xói, đánh cãi nhau.
Đến mẻ trán bươu đầu,
Không ai chịu thua cuộc.
Cbht
Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn là:
+ Giúp người đọc rút ra được bài học, kinh nghiệm nào đó.
+ Giúp người đọc lôi cuốn vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn, từ đó khơi gợi hứng thú người đọc.