K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016


1.Nhân vật cụ Bơ-men
Hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời của cụ Bơ-men.
a. Cuộc đời:
- Là hoạ sĩ nghèo.
- Thường ngồi làm mẫu vẽ để kiếm tiền.
Mơ ước lớn nhất của cụ Bơ-men là gì?
- Mơ ước vẽ được một kiệt tác.
b. Cụ vẽ chiếc lá:
Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong thời điểm nào?
- Thời điểm: Đêm đông, giá rét, tuyết rơi đầy mặt đất.
Tình cảm của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi như thế nào?
- Thương yêu Giôn-xi.
Khi chiếc lá hoàn thành thì điều gì đã xảy ra?
- Chiếc lá hoàn thành: Cụ bị xưng phổi rồi qua đời.
=> Kiệt tác:
Qua lời kể của Xiu thì chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
- Sinh động giống thật.
- Đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men.
-> Sản phẩm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật phục vụ con người.
Thảo luận nhóm
So sánh hình ảnh hai chiếc lá thường
xuân ở đầu và ở cuối đoạn trích?
2. Nhân vật Xiu
Hãy cho biết Xiu và Giôn-xi có quan hệ như thế nào với nhau?
- Xiu là đồng nghiệp với Giôn-xi
Khi Giôn-xi bệnh tình cảm của cô dành cho đứa em đồng nghiệp này như thế nào?
Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Xiu đã tận tình chăm sóc Giôn-xi?
Trong đoạn trích mấy lần Giôn-xi đòi kéo tấm mành lên để nhìn ra cửa sổ? Đó là những lần nào?
Vậy khi Giôn-xi nhờ Xiu kéo tấm mành lên cô có biết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân chưa? Tìm những chi tiết chứng minh điều đó?
Qua quá trình phân tích trên, em hãy cho biết Xiu là người như thế nào?
- Cô có tấm lòng thương người luôn lo lắng, chăm sóc, động viên Giôn-xi tận tình chu đáo.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
Tại sao Giôn-xi lại thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên
Vậy chiếc lá thường xuân có liên quan đến điều gì mà khiến Giôn-xi phải thẫn thờ đến như thế?
Khi tấm mành được Xiu kéo lên lần 1 thì tâm trạng, thái độ của Giôn-xi như thế nào? Cô đã nghĩ gì?
- Tâm trạng lo lắng.
Theo em tình trạng sức khoẻ, trạng thái tinh thần của Giôn-xi lúc này như thế nào?
- Tình trạng sức khoẻ yếu ớt, tinh thần tuyệt vọng
Một ngày trôi qua đến sáng hôm sao
khi trời vừa hửng sáng Giôn-xi lại
nhờ Xiu kéo tấm mành lên lần 2
Điều kì diệu gì xuất hiện trước mặt cô?
Thái độ của Giôn-xi như thế nào?
Cô ngạc nhiên vì lá thường xuân vẫn bám trên tường
Trong sự ngạc nhiên đó Giôn-xi có những cử chỉ, hành động rất lạ. Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều này?
Những chi tiết trên chứng tỏ tâm trạng của Giôn-xi như thế nào?
- Niềm hy vọng đến, Giôn-xi hồi sinh.
Nguyên nhân sâu sa nào quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi?
Đảo ngược tình huống hai lần :
Giôn - xi chờ chiếc lá trong tuyệt vọng  thoát khỏi nguy hiểm  trở lại sống yêu đời.
Cụ Bơmen đang khoẻ mạnh  chết
-> Hai lần đảo ngược này đều lên quan đến bệnh xưng phổi và chiếc lá cuối cùng

- Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi...=>Số phận 1 ng phụ nữ vất vả
- Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má=> Người phụ nữ nhân hậu với tấm lòng trong sạch, yêu con

3 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

25 tháng 10 2016

Bạn hãy tham khảo nhé. Trên hoc24 có hướng dẫn soạn bài :) Ở đây nhé bạn.

27 tháng 10 2016

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:Xây dựng tình huống truyện để tạo sự hấp dẫn cho phần sau

→Điều đó diễn tả Giôn-xi là 1 cô gái yếu đuối,ko có nghị lực,...

Mik chả bt có dug ko nua

29 tháng 11 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

23 tháng 10 2016

- NGHỆ THUẬT ĐỐI LẬP TƯƠNG PHẢN GIỮA 2 NHÂN VẬT BẤT HỦ

 

28 tháng 9 2021

1, Binh Tư tha hóa ở chỗ:

-Làm nghề ăn trộm

-Ghét lão Hạc vì lão lương thiện

-Cho lão Hạc bả chó để giết con chó hay đến vườn lão

Nhân cách trái ngược với lão Hạc ở khía cạnh:

Lão Hạc lương thiện, Binh Tư khá nhẫn tâm

Dùng bả chó để giết chó, trong khi lão Hạc dùng bả chó để tụ tử vì thg con Vàng

=>Qua đây, tác giả Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập làm rõ nên xã hội Phong kiến đến cảng cùng cực khiến họ mất đi nhân tính. Như ng nông dân có xấu, có tốt 

 

Nghệ thuật xây dựng trong bài "Người mẹ vườn cau" là xây dựng bằng những hình ảnh, chất liệu gần gũi nhất nhưng dễ dàng chạm vào cảm xúc trong trái tim người đọc.