Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt: 

- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.

- Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.

- Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác.

11 tháng 3 2023

– Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.

– Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.

– Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác

11 tháng 3 2023

Cần có thái độ::

-Điềm tĩnh,tin tưởng vào đáp án mình đưa ra

-Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác

-Tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, không nên có những hành xử thiếu tôn trọng

-Nhìn mọi việc từ nhiều góc độ, xem lại xem kết quả mình đưa ra đã đúng chưa

-Nhân xét, góp ý lịch sự với người khác

........

11 tháng 3 2023

Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt: 

- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.

- Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.

- Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác.

11 tháng 3 2023

* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến

+ Phản hồi các ý kiến

* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:

- Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.

+ Nêu điều tâm đắc của em.

+ Bổ sung ý kiến cho bạn.

- Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị

+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo: 

Thảo luận vấn đề “Nói chuyện riêng trong giờ học”

      Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" .

      Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. 

      Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

      Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

      Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

      Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.(st)

Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật hữu ích.Chủ đề thảo luận: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp...
Đọc tiếp

Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật hữu ích.

Chủ đề thảo luận: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp em tổ chức buổi thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng. Cô giáo nêu những chủ đề sau cho các nhóm thảo luận:

- Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?

- Những ứng xử của Nét Len với thuyền trưởng Nê-mô có thể hiện sự vô ơn với ân nhân đã cứu mạng mình?

- Ông Quơn-cơ có sai không khi cố tình thử thách năm đứa trẻ lúc tham quan nhà máy sô-cô-la với ý đồ chọn người thắng cuộc để trao tặng nhà máy?

- Ích-chi-an là người may mắn được trao năng lực làm người cá hay là người bất hạnh?

- Bác sĩ Xan-van-tô là nhà khoa học tài năng hay là một tên tội phạm?

1
8 tháng 1 2024

* Bài tham khảo

Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?

Thuyền trưởng Nê-mô là người xấu

Thuyền trưởng Nê-mô không phải là người xấu

Lí lẽ 1: Không ai biết chút thông tin gì về Nê-mô

Bằng chứng 1: “Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không?

Bằng chứng 2: “Tôi chẳng nghe, chẳng nhìn thấy gì cả… Thậm chí là tôi chẳng thấy một bóng thủy thủ nào”

Lí lẽ 1: Ông ấy là một người tài giỏi

Bằng chứng: Nê-mô rất am hiểu về biển, ông phổ cập kiến thức cho giáo sư A-rô-nắc.

 

Lí lẽ 2: Ông là một người rất lạnh lùng

Bằng chứng 1: Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt

Bằng chứng 2: Tôi chờ thuyền trưởng Nê-mô nhưng ông ta không đến.

 Lí lẽ: Ông là một người rất chu đáo và có tình người.

Bằng chứng 1: Ông đã cứu sống nhóm người giáo sư A-rô-nắc

Bằng chứng 2: Bữa ăn đã dọn sẵn trên bàn.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Bước 1: Chuẩn bị

a. Chuẩn bị nội dung trao đổi

Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:

- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?

- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?

- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?

b. Chuẩn bị cách trao đổi

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác

- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ

Bước 2: Trao đổi

a. Trình bày ý kiến

- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...

- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp

b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác

- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?

- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe

- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ

- Khích lệ phần trao đổi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25 - 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.

Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.

Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh

8 tháng 1 2024

Chủ đề trao đổi: Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, những cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì?

* Ý kiến tham khảo

Lợi ích của trò chơi điện tử

Tác hại của trò chơi điện tử

Lợi ích thứ nhất: Trò chơi điện tử giúp ta thực hành các kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ.

Lí lẽ: Việc chơi trò chơi sẽ trau dồi các kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ.

Bằng chứng: trò chơi Mario có thể giúp bạn nâng cao khả năng gõ máy tính.

Tác hại thứ nhất: ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi.

Lí lẽ: trò chơi điện tử gây ra một số bệnh cho người sử dụng.

Bằng chứng: tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, máy tính sẽ khiến bạn mắc các bệnh về mắt, ngồi nhiều sẽ gây béo phì…

Lợi ích thứ hai: Trò chơi điện tử đem đến cho ta những giây phút giải trí, thư giãn

Lí lẽ: Trò chơi có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, tạm quên đi thực tại.

Bằng chứng: khi bạn đang bị stress, chơi trò chơi sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn.

Tác hại thứ hai: gây nghiện đối với người sử dụng.

Lí lẽ: đó là khi người sử dụng quá quan trọng nó. 

Bằng chứng: Sử dụng vượt quá thời gian quy định mỗi ngày, bỏ bê việc học hành.

 

 

Tác hại thứ ba: gây nên sự hạn chế về giao tiếp xã hội

Lí lẽ: những người chơi trò chơi nhiều thường ít ra ngoài, nói chuyện trực tiếp với người khác.

Bằng chứng: họ dùng nhiều thười gian để chat, nhắn tin với bạn bè nên khi giao tiếp trực tiếp họ thường cảm thấy ngại, không biết nên bắt đầu từ đâu.