Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
b. Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao. Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .
Đoạn văn tham khảo:
Sau khi đọc xong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ, tôi đã tưởng ra một thế giới diệu kì ở tâm Trái Đất. Ở thế giới đó có tất cả các loài động vật từ xa xưa, từ cổ tích cho đến nay. Đó là những con khủng long, là người cá, chuồn chuồn,... Tôi ước gì mình cũng có thể biết cách để có được "bước nhảy không gian". Khi đó tôi có thể đi bất cứ đâu mà mình muốn.
Đoạn mở bài đã nêu được sự việc liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại đó:
- Giới thiệu sự việc: Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
- Không gian diễn ra sự việc: Thành phố Rạch Giá (Kiên Giang).
- Thời gian diễn ra sự việc: Hàng năm, từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch
- Một câu có dấu chấm lửng trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước: "Chẳng qua chỉ là cái... ổ voi thôi mà!".
- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Tất cả các kiểu bài đều vừa cũ, vừa mới. So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí
- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên
- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài
b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:
- Câu văn: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng. (Trích trong bài văn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu từ tiết học trước)
- Sửa lại: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ,... và vô cùng thương yêu dân chúng.
=> Tác dụng: Biểu đạt ý còn nhiều đức tính của vua Trần Nhân Tông chưa được liệt kê hết