K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Xác định vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, tiếp giáp với Biển Đông và nhiều tỉnh của vùng Nam Bộ, như: Tây Ninh, Bình Dương; Đồng Nai; Tiền Giang; Long An.
• Yêu cầu số 2: Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớ

31 tháng 7 2023

Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang

26 tháng 11 2023

Tham khảo!

Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, tiếp giáp với Biển Đông và nhiều tỉnh của vùng Nam Bộ.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.

Những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh:

- Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định năm 1698: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía nam, lập nên phủ Gia Định. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết: “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn là huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn.”

- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911: Ngày 5 - 6- 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”

- Chiến thắng 30/4/1975: Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thằng vào Dinh Độc Lập, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyên Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thẳng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), chiến dịch Hồ Chí Minh(1975).

- Câu chuyện lịch sử: Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.

Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy. Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

31 tháng 7 2023

Sài Gòn, Sài Gòn - Gia Định,...

18 tháng 6 2024

Gia Định,Hòn Ngọc Viễn Đông,Sài Gòn,....

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, nằm ở Đông Nam Bộ
+ Thành phố này trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định; từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

26 tháng 11 2023

Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm 

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.

- Phần lễ bao gồm:

+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.

+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.

- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Được mệnh danh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm của miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đông dân nhất cũng như giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây…

8 tháng 8 2023

Sông Hồng còn có tên gọi khác như Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, Bạch Hạc, Nhị Hà,...