Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 16. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là
D. Phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.
C. Phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.
B. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.
A. Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 3: Vì sao gọi là phong trào Cần Vương
A. Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
B. Phong trào Cần Vương kéo dài đến thế kỉ XX.
C. Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương”
D. Tôn Thất Thuyết theo lệnh triều đình ra “Chiếu Cần Vương”.
Câu 34. Lãnh đạo phong trào Cần vương là
A. địa chủ các địa phương. B. văn thân sĩ phu yêu nước.
C. nông dân. D. những võ quan triều trình.
Câu 35. Lực lượng tham gia trong phong trào Cần vương là
A. nông dân. B. quần chúng nhân dân.
C. quan lại phong kiến. D. binh lính bất mãn với triều đình Huế.
Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
A.
Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
B.
Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
C.
Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
D.
Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
B.
Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
4.Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).
5.Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
6. đế quốc anh : chủ nghĩa đế quốc thực dân .
đế quốc pháp : chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
đế quốc đức : chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
đế quốc mỹ : mang tất cả các đặc điểm của các nước đế quốc
kho cai dau may luc cho giao cho chep thi ko chep luc ghi thi eo ghi luc ghi thi ko biet mo ra chep
Câu 1. Đâu không phải là thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình Huế?
A. Kiên quyết chống trả ngay từ khi Pháp nổ sung xâm lược
B. Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp
C. Nhu nhược, hèn nhát, ích kỷ vì quyền lợi dòng họ
D. Bỏ lỡ nhiều thời cơđể hành động
Câu 2. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi. B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng.
C. Có căn cứ địa vững chắc. D. Có vũ khí tối tân
Câu 3. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 4. Đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Mục tiêu nhằm chống đế quốc và phong kiến tay sai
B. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông nhất là tư sản dân tộc
C. Lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp nông dân
D. Các phong trào cuối cùng đều giành thắng lợi
Câu 5. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hoà.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp
C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo
D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất
Câu 7.Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp
B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang
C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về sau
C. Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa nhân dân và triều đình chống Pháp.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892)
C. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Câu 10. Phong trào yêu nước chống xâm lược Pháp đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế
C. Phong trào Cần vương D. Phong trào Duy tân
Câu 11. Đâu là đặc điểm của phong trào Cần Vương?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 12.Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?
A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn
B. Nhân dân chán ghét triều đình
C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động
D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình rong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.