K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: Bánh trái mùa xưa (trích) [...] Con nhỏ giúp việc, lần đầu tới nhà chủ, nó khoe nó biết làm nhiều loại binh, kể cả mấy loại bánh ngon hết xảy như kẹp cuốn, tai yến, tảng ong... tất nhiên là không ngon bằng mà nó làm. Nhưng bà chủ phải đi, nhà bà không làm bánh bao giờ, muốn thì bước ra cm, thiểu cha gì món ngon, ì ạch làm gì cực thân. Bà cũng từng nói với thằng em...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau: Bánh trái mùa xưa (trích) [...] Con nhỏ giúp việc, lần đầu tới nhà chủ, nó khoe nó biết làm nhiều loại binh, kể cả mấy loại bánh ngon hết xảy như kẹp cuốn, tai yến, tảng ong... tất nhiên là không ngon bằng mà nó làm. Nhưng bà chủ phải đi, nhà bà không làm bánh bao giờ, muốn thì bước ra cm, thiểu cha gì món ngon, ì ạch làm gì cực thân. Bà cũng từng nói với thằng em chồng khô khảo của mình câu đó. Và cậu Út hiểu lắm, nói mới hiểu ba, lại nhoẻn cười bảo. “Nhưng vui lắm, chị". Con nhỏ giúp việc cũng từng nghe câu nói đỏ từ người mẹ của mình. Cực mà vui. Chỉ là không biết giải thích làm sao với người khác về niềm vui sướng khi lấy từ khuôn gang nóng rực ra những cái hành thơm lủng, nghi ngút khỏi. Mẻ hành đầu đời đỏ, con nhỏ vẫn còn nhỏ, những hạt đậu phộng rung nó ẩn vào giữa cái bánh như một nhụy hoa, nhưng bánh nướng xong thì đậu rơi mất, bánh bột đậu trở thành bánh bột. Má nó nổi phải học từ chuyện nhỏ xíu vậy, mới làm được cái bánh vừa đẹp vừa ngon, Ta chỉ cần ví cảm giác đó với cảm giác cô nghệ sĩ múa ba lê vừa hoàn thành một củ xoay khó, Kinh điển, với chỉ chừng ấy động tác, nhưng từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, người nghệ sỹ vẫn đổ mồ hỏi để cổ hoàn thiện nó. Nhưng cậu hiền đến ngử ngắn, nên chỉ có thể nói cực mà vui, để nhận được từ con nhỏ giúp việc một cái gật đầu đồng tình, đứng đó, vui. Người chợ thì nhăn mặt ngắn ngắm, nói gần nói xa mà không dẹp được vụ bánh trái quê mùa này. Cũng phải, đẹp cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi, đâu có dễ... (Theo Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, tr.76-77) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thể nào là cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" Qua “cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh hoạt – lao động thường nhật của con người thôn quê? Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình nghị luận và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản trên. Câu 5. (1,25 điểm). Xác định chủ để, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản trên. Câu 6. (1,25 điểm). Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản trên.

0
28 tháng 2 2019

“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đức sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia bạc phúc”.


4 tháng 5 2016

Sê Khốp được biết đến là một nhà văn nổi tiếng của nước Nga, dòng văn mà ông theo đuổi và thành công đó chính là văn hiện thực. Ông là một người có công cách tân truyện ngắn và kịch nói. Sáng tác của ông luôn là chiếc gương phản chiếu lên án những hiện thực ở nước Nga. Trong những tác phẩm của ông tiêu biểu có tác phẩm Người trong bao. Mà qua chân dung và tính cách của nhân vật Bê li cốp ta thấy được những cái nhà văn muốn lên án xã hội con người Nga. Cụ thể ở đây chính là phê phán lối sống tầm thường dung tục của tiểu tư sản Nga.

Nhan đề của tác phẩm cũng thật đặc biệt khi ta thấy được rằng chính cái tên ấy đã nói lên phần nào nhân vật Bê li cốp. Nhân vật ấy đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản với lối sống dung tục, nhút nhát, giáo điều. Đối với bê li cốp “nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”. Và cuối cùng thì anh ta cũng phải nằm trong bao mà đi trầu Diêm Vương. Nhan đề ấy thể hiện được cái sự hèn nhát của những người tri thức Nga. Và kết cục của những con người như thế thì không tốt. Lối sống nhút nhát, dung tục ấy sẽ có hại cho người dân Nga, nó gây đầu độc cuộc sống, gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Ngoài ra cái bao kia cũng mang hàm ý đó là cái bao bọc bó hẹp, cuộc sống tù túng, đen tối của người tri thức Nga mà sống không thoát ra được chết đi cũng thế.

Trước hết là chân dung của Bê li cốp thì nhân vật hiện lên với những cách ăn mặc và bộ mặt của mình. trang phục mà Bê li cốp diện thường xuyên đó chính là một chiếc áo bành tô, đi giày cao su và cầm ô. Những trang phục ấy khiến cho ta thấy được Bê li cốp là một người chỉ sống vì quá khứ mà thôi. Những chiếc áo bành tô từ thời xưa cũng được anh diện suốt ngày, ngặt một nỗi nữa là mặc quang năm mặc là mưa nắng hay gió bão gì, đã thế lại còn cầm ô, đi giày cao su nữa. Trông Bê li cốp giống như những người của thế kỉ xưa cũ. Đã thế bộ mặt của anh ta lúc nào cũng dấu sau cái cổ áo bành tô ấy, đi xe ngựa thì lại phải kéo mui xe xuống để che mặt. Không những thế tai hắn còn nhét bông mà người ta thầm nghĩ rằng là nhét “trong bao”. Vậy đấy chân dung của Bê li cốp hiện lên với những vật dụng có từ ngày xưa và những lập dị của hắn. Không những thế tất cả mọi thứ từ con người cho đến những vật dụng của anh ta đều được để gọn gàng dấu kín trong bao. Chính vì thế mà ta có thấy cảm nhận thấy được rằng chính Bê li cốp đang cố tạo cho mình một cái bao ngăn cách với những người xung quanh, để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình. Phải chăng đó chính là sự ích kẻ hèn nhát của những con người trí thức trong xã hội Nga thời bấy giờ? Nói chúng qua chân dung của Bê li Cốp ta thấy được rằng đại đa số trí thức Nga lúc bấy giờ có lối sống dung tục hèn nhát như thế, mọi thứ trở nên lập di với xã hội và chính những điều ấy gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Nga.

Về phần tính cách của nhân vật này cũng rất kì lạ. Thu mình trong vỏ bọc là thế nhưng Bê li cốp lại có những ước mơ khát vọng khó hiểu lập dị. Đó là khát vọng ngăn cách với cuộc sống con người, chỉ biết sống cho mình, mình được an toàn và tránh xa mọi điều làm tổn hại đến sự an toàn ấy. Tính cách của bê li cốp đó là sợ hãi hiện tại và tôn sùng những gì là của quá khứ. Anh ta say mê tiếng Hi Lạp cổ vì thế mà anh ta hạnh phúc nhất khi thốt lên câu “An- thro- pos”. Có lẽ đó là khoảnh khắc duy nhất để anh ta chui ra khỏi cái bao bọc của mình. Tính tình anh ta giống như một kẻ tâm thần chỉ biết “lo âu”, “sợ hãi”, “nhút nhát”. Không những thế Bê li cốp chỉ thích sống theo thông tư chỉ thị. Một khi chưa có thông tư chỉ thị thì không thể làm được. Làm theo thông tư là tốt nhưng có những chuyện đợi thông tư đến thì sẽ muộn mất thì hắn vẫn không dám giải quyết. Điều đó thể hiện lối sống cứng nhắc quá mức. Chính bởi thế mà anh ta không thể nào thoát khỏi cái vỏ bọc của bản thân mình. Sống trong sợ hãi thì còn sống làm gì nữa. Đồng thời anh ta luôn bằng lòng với lối sống cổ hủ lạc hậu và không chịu được cách sống thức thời của chị em nhà Va ren ca.

Có thể nói nhân vật hiện lên như một thảm họa của tạo hóa, một con người cô độc lạc lõng, kì quái, khủng khiếp và không hiểu cuộc sống đương thời.

Chính vì cái kì quái ấy mà khiến cho biết bao nhiêu ngươi sợ hắn. Các giáo viên trong trường hay đến hiệu trưởng cũng sợ hắn. Bình thường hắn đến thăm nhà giáo viên mà hắn cho rằng công việc ấy nhằm suy trì tình bạn tốt đẹp. thế nhưng khi đến thì hắn chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi phổng ra đó và rồi đưa mắt nhìn xung quanh khiến cho người ta phải sợ. Rồi một lát thì cáo từ về. Đến chơi mà không nói gì thì đến để làm gì?. Các bà diễn kịch cũng không dám gặp mặt hắn, phải dấu. Các nhà tu thì không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Qủa thật Bê li cốp giống như một con ma đáng sợ khiến cho cả thành phố con người Nga phải khiếp sợ hắn. Cuộc sống như thế có khác nào địa ngục mà hắn cứ chui cái thân thể và cả tâm hồn mình trong cái vỏ bọc. Có thể nói chính cái lối sống của hắn đã ảnh hưởng đến cuộc sống và con người Nga hiện tại và tương lai. Nhân vật ấy giống như nền phong kiến tôi tăm của Nga lúc bấy giờ.

Hắn cứ thế sống quanh năm với những nỗi lo sợ của mình. Nào là sợ ánh sáng ban ngày, sợ bóng tối, sợ trộm. Trong nhà lúc nào cũng đóng then cái cửa, đắp chăn kín mít cả đầu. Hắn toàn mơ thấy những điều kinh khủng nhất và chính vì thế mà hắn luôn thức dậy với bộ mặt tái nhợt. Không thể nào quên kể đến câu chuyện tình của Bê li cốp với cô nàng Va ren ca. khi nàng đến thì Bê li cốp đã yêu nàng. Và chính vì thế mà anh ta để hắn cả một tấm hình của người đẹp lên trên bàn làm việc của mình. Anh ta còn tính đến chuyện cưới xin nữa, thế rồi có người vẽ tranh biếm họa về đám cưới của anh ta và Va ren ca. Bức biếm họa ấy được gửi đến cả trường nam và trường nữ. Trong một lần Bê li cốp nhìn thấy chị em nhà Va ren ca cưỡi xe đạp giữa đường thì hắn cho rằng như thế chẳng ra thể thống gì cả. và hắn quyết định đến nói với chị em họ. Cô chị không có nhà chỉ có cô em. Hai bên cãi vã nhau và Va len cô đẩy bê li cốp xuống cầu thang khiến cho anh ta ngã nhào. Không thể quên được tiếng cười ha ha của Va ren cô. Tiếng cười ấy không những chấm dứt chuyện cưới xin mà còn phê phán cái lối sống trong bao của Bê li cốp nói riêng và người tri thức Nga nói chúng. Và sau một tháng thì Bê li cốp chết, anh ta được nằm trong cái bao vĩnh viễn.

Qua đây ta thấy được nhà văn Sê Khốp đã lên án cái lối sống của những con người tri thức cổ hủ lạc hậu, lo sợ chỉ biết sống cho chính bản thân mình. Cách sống ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người Nga hiện tại và con người tương lại. Chính vì thế lên án để mà không sống như vậy nữa.

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng. Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ. Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy thong dong dù là người đến muộn. Dù phần con chẳng ai nhớ...
Đọc tiếp

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha.
Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con.
Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy.
Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy thong dong dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
a, xác định thể thơ của đoạn thơ
b, từ " chút nắng" trong câu thơ "cha gửi cho con chút nắng" có ý nghĩa gì ?
c, xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau :
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
d, anh/chị có đồng ý với cách nghĩ của nhà thơ trong đoạn thơ trên không? Vì sao ?

0
5 tháng 10 2019
Và rồi những chuyến xe ấy cũng đi qua, tôi trở về căn phòng trọ với nỗi buồn chẳng biết tâm sự cùng ai. Mở lap-top lên và nghe khúc ngâm của bác Đỗ Trung Quân bài thơ “ Mẹ” mà nước mắt cứ tuôn trào... “Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn” Hai mươi tư tuổi đời, cái tuổi không phải quá lớn để cảm nhận được hết những nỗi cơ cực của cuộc đời mẹ, nhưng ít ra ngần ấy thời gian được sống bên mẹ cũng là ngần ấy năm tôi chứng kiến mẹ tôi lo toan, vất vả cho gia đình. Tôi cảm nhận được nhà thơ đang cảm thấy mình có phần may mắn, vì đến lúc mái đầu hai thứ tóc vẫn còn được nhìn thấy mẹ. Mỗi một ngày đi qua, niềm vui của cuộc sống được nhân lên gấp bội phần khi chúng ta được sống bên mẹ. Nhưng trong niềm vui ấy có thoáng chút nỗi buồn, trên khuôn mặt gầy guộc ấy, những nếp nhăn cứ dần dần tăng lên. Thời gian như vừa là vị thần hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là kẻ âm thầm hủy diệt. Chính vì cảm nhận được điều đó nên với nhà thơ Đỗ Trung Quân, mỗi giây phút được sống bên mẹ đều là những khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ lại xuất thân mà một đứa trẻ mồ côi cha. Nên trong anh mẹ vừa là mẹ nhưng cũng vừa là cha, để có được Đỗ Trung Quân như ngày hôm nay, mẹ anh đã phải tần tảo sớm hôm, chắt chiu từng hạt gạo, để lo cho anh ăn học nên người. Anh khóc ngay cả khi mẹ anh còn trên cõi đời này, khóc vì sự hi sinh của mẹ, khóc cho sự thầm trách bản thân vì đã có đôi lần anh thờ ơ với mẹ...Nhưng thà nhận ra sớm như thế còn hơn để đến lúc mẹ mất đi “ mới giật mình khóc lóc”. Những từ ngữ “ giật mình”, “ khóc lóc” gợi cho người đọc hình ảnh của một người con hối tiếc muộn màng, lúc còn ở bên mẹ thì không biết quý trọng, thì những giọt nước mắt kia chỉ là giả dối, chỉ là sự xúc động tầm thường. Và chính nhà thơ đã cảm thấy mình thật may mắn vì mình đã sớm nhận ra điều này. Nhưng anh lại hoảng hốt vì chuỗi thời gian kia trôi qua một cách “điên cuồng”. Biện pháp nhân hóa đã được tác giả sử dụng khéo léo, thời gian được ví như một kẻ hủy diệt kinh khủng, vô tâm, không ai và không gì có thể chế ngự được sự điên cuồng của hắn. Chính vì thế tác giả mới đặt câu hỏi tu từ mà không bao giờ có câu trả lời: “ Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?’ Đó vừa là câu hỏi, vừa là sự oán trách nhưng đồng thời cũng vừa là lời kêu cứu...có ai có thể níu tên hủy diệt kia lại giúp tôi không ? Ai có thể níu lại những nếp nhăn làm mẹ tôi “ già nua” không ? Xin hãy giúp tôi !
giup e vs a: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: “Con à , cha mong rằng con sẽ mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng. Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con trở thành anh hùng, mà...
Đọc tiếp

giup e vs a:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Con à , cha mong rằng con sẽ mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng.

Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con trở thành anh hùng, mà chỉ hi vọng sau này lớn lên con sẽ trở thành một người có phẩm chất chính trực, tốt đẹp.

Khi con dần lớn lên, cha mẹ cho con tiếp xúc với thơ ca, hội họa, âm nhạc vì mong rằng tâm hồn con trở nên hướng thiện và sẽ theo con đi tới suốt đời.

Ngay cả khi đối diện với sự lạnh giá khắc nghiệt nhất, cha mong con cũng sẽ không quên hương thơm của hoa hồng. Nền tảng đó giúp con người trở nên xuất chúng con à.

Trong cuộc đời nhiều khó khăn này, con sẽ gặp nhiều người trí thức và quân tử, con sẽ chiêm nghiệm thấy nhiều điều kì diệu mà người khác không thể cảm nhận được. Những lựa chọn bình thường sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.

Đừng vì những lợi ích nhỏ nhặt mà đánh mất lí tưởng con nhé, cũng đừng vì trào lưu nào đó mà thay đổi niềm tin. Thế giới vật chất bên ngoài quá phức tạp, con phải học cách từ chối những cám dỗ của danh vọng tiền tài.

Lí tưởng không phải là món đồ có giá trị tiền bạc và thường không thể mang lại cho con niềm vui trần tục. Vậy nên mong con đừng bị ảnh hưởng bởi những thói đời hư danh và hãy học cách khác biệt với người khác.”

(Trích lá thư của thi sĩ Dư QuangTrung viết cho con gái)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1 điểm)

2. Nội dung chính của đoạn trích là gì? (1,5 điểm)

3. Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả “Những lựa chọn bình thường sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.” (1,5 điểm)

Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của lí tưởng đối với con người, nhất là giới trẻ. (2 điểm)

0