K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình huống truyện là: cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. 

Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Khắc họa bức chân dung về nhân vật anh thanh niên cũng là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì xây dựng XHCN ở miền Bắc.

- Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm:  Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

22 tháng 12 2018

– Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát của mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.

– Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính (anh thanh niên) một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Từ đó chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ.

truyện j mới được chứ

8 tháng 11 2021

1. Tình huống truyện:

• Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

• Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.

2. Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

• Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

• Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình chan con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát

23 tháng 4 2017

câu 1:

- Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.

- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.

câu 2:

Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng ngưòi đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đc coi là 1 trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiên chống Pháp.
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.
" Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"
Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, 1 nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.
Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh khôg thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của n~ ng lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã đc chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.

21 tháng 6 2019

●   Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

●   Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

19 tháng 6 2019

Tình huống trong truyện ngắn làng bộc lộ sâu sắc tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Ông Hai người yêu làng tha thiết, tự hào về làng của mình, lại nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, Việt gian bán nước, điều này khiến ông đau xót, tủi nhục. Mãi về sau, tin cải chính giúp ông Hai phấn chấn, vui vẻ trở lại.

10 tháng 12 2021

1. Bác Ba

2. Tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

3. 2 tư tưởng: tình phụ tử thiêng liêng và sự yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh. 

25 tháng 4 2019

a. Tình huống.

- Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới – hầu như bị liệt toàn thân không thế tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là của Liên, vợ anh.

- Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩ đã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa ào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

b. Tác dụng.

Tạo ra một chuỗi những tình hống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính củ người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm : trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

16 tháng 1 2017

Đáp án cần chọn là: C

19 tháng 6 2018

Chọn đáp án: C.