K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2019

Những lợi ích mà cây xanh mang lại cho con người trong bài thơ là: có tiếng hát, có ngọn gió, có bóng mát, có hạnh phúc.

9 tháng 11 2017

Bài thơ nói về hoạt động trồng cây của con người.

8 tháng 8 2019

Lời giải:

Hạnh phúc mà cây xanh mang lại cho con người là được nhìn thấy cây lớn lên từng ngày.

22 tháng 6 2018

Hạnh phúc của người trồng cây là nhìn thấy cây dần lớn lên, ngày càng xanh tốt và cho nhiều hoa thơm, trái chín hoặc cho gỗ quý ...

tập 2 nà mọi ngườiHãy tìm cách để bạn cảm thấy hạnh phúc Ai trong chúng ta cũng biết rằng những người hạnh phúc và những người không cảm thấy hạnh phúc lúc mới sinh ra đều như nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống cả hai nhóm người này lại hành động khác nhau để tạo ra - cũng như để củng cố tiếp tục tình trạng của mình. Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, tìm...
Đọc tiếp

tập 2 nà mọi người

Hãy tìm cách để bạn cảm thấy hạnh phúc 

Ai trong chúng ta cũng biết rằng những người hạnh phúc và những người không cảm thấy hạnh phúc lúc mới sinh ra đều như nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống cả hai nhóm người này lại hành động khác nhau để tạo ra - cũng như để củng cố tiếp tục tình trạng của mình. Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, tìm kiếm điều mới và làm những việc giúp họ cảm thấy vui vẻ, còn những người không cảm thấy hạnh phúc thì lại tiếp tục cố thủ trong suy nghĩ, định kiến hay làm những chuyện khiến họ ngày càng thất bại và cảm thấy phiền muộn hơn. 

Dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ một người đang hướng đến sự hoàn thiện hay một doanh nghiệp đang phát triển vững mạnh là gì? Trước tiên họ phải xác định rõ mục tiêu cụ thể trong cuộc sống hay một chiến lược kinh doanh đúng đắn rồi sau đó, lập ra chiến lược để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Điều đó còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người hay của người đứng đầu công ty. 

Sự thực này hoàn toàn có thể áp dụng cho cuộc sống thường nhật của bạn. Trước tiên, hãy xác định xem bạn thật sự muốn gì, và sau khi gạt bỏ tất cả những điều không đáng quan tâm, bạn hãy cố gắng hết sức để thực hiện những gì bạn cho là cần thiết. 

Thật buồn cười là trẻ thơ lại biết rõ chúng muốn gì và làm thế nào để có được những gì chúng muốn. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết rằng nếu cố vòi vĩnh, thì cuối cùng chúng sẽ được ăn kem và nếu gây ồn ào, chúng sẽ bị la mắng. Bọn trẻ biết rằng luôn phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhưng chúng vẫn có thể nghĩ ra cách nào đó để đạt được những gì mình muốn. 

Việc tìm kiếm hạnh phúc của người lớn cũng giống như việc đứa bé cố gắng có được cây kem vậy. Bạn cần phải xác định rõ bạn quan tâm đến điều gì, điều gì làm bạn hạnh phúc và điều gì khiến bạn muộn phiền. Chỉ bằng cách ấy, bạn mới có thể tìm ra con đường đến với hạnh phúc cho chính mình. 

Tất nhiên không phải tất cả những người hạnh phúc đều luôn gặt hái thành công, và người bất hạnh lúc nào cũng gặp thất bại. Thực tế cho thấy rằng người hạnh phúc và người bất hạnh có cảm nhận và kinh nghiệm sống khá giống nhau. 

Điều khác biệt là đa số những người bất hạnh thường bi quan và thường dùng gấp đôi quỹ thời gian để tự dằn vặt, nuối tiếc về những biến cố, buồn phiền về những sai lầm hoặc thất vọng đã qua trong cuộc sống. Đôi khi họ còn thi vị hóa nỗi buồn, hay nói một cách khác, họ không dám dũng cảm từ bỏ nỗi đau mà muốn mang theo nó suốt đời với những lý giải mà theo họ là có lý. 

Ngược lại, những người hạnh phúc lại luôn có cách nhìn tích cực, có khuynh hướng đi tìm cái mới và tin tưởng vào những tia hy vọng có thể thắp sáng lên tương lai và ngày mai của họ cho dù có thể họ đã từng có một quá khứ đau buồn hay một hiện tại bấp bênh. 

0
26 tháng 5 2019

Cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho con người :

Tiếng hót thật hay của các loài chim trên vòm lá.

     

Ngọn gió mát làm rung rinh hoa lá.

Bóng mát làm dịu bớt cái nắng đường xa.

Niềm vui mong chờ cây mau lớn.

Đọc thầmCây gạo   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu...
Đọc tiếp

Đọc thầm

Cây gạo

   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ã mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đây. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ổn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lên, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con vể thăm quê mẹ.

Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào ô trống trước ý trà lời đúng:

Trong câu : “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa bằng cách nào ?

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo .

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Gọi cây gạo bằng một tử vốn dùng để gọi người.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

1
28 tháng 4 2017

[X] Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

5 tháng 10 2021

giáo viên phải ko

5 tháng 10 2021

mẹ tui làm giáo viên ^^

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.Chim Sâu con lại hỏi:- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người...
Đọc tiếp

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?
- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.
Chim Sâu con lại hỏi:
- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?
- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?
- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý.
Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót, con ạ! Con hãy cứ là Chim Sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quá.
Một thời gian sau, Chim Sâu đã khôn lớn.
Một buổi chiều, trời đầy bão dông, Chim Sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng Chim Sâu lên và đặt Chim Sâu trong chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh. Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng Chim Sâu trên tay. Ông bố chú bé nói:
- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!
Chú Chim Sâu chợt nhớ lại lời Chim bố ngày nào: "Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót". Cậu bé vuốt ve Chim Sâu rồi khẽ tung Chim Sâu lên cho chú bay đi.
Chú Chim Sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng "tích tích". Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến chú bé rất thích thú.
Sau đó, Chim Sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

nêu nội dung bài này

 

nhanh nha mai thi rồi

2
23 tháng 12 2018

ai cũng có một bản chất riêng của mình và không được đánh giá vẻ bên ngoài của chúng cho dù bên ngoài có xấu xí thì bên trong lại là một con vật biết bắt sâu giúp đỡ con người  

CHÚC EM HỌC GIỎI

Ai là người làm ra cái kẹo này 

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Cây gạo     Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

    Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

185
13 tháng 5 2021

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.


(Ko thấy phần in đậm)

14 tháng 5 2021

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim