Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
Các nhân tố tạo điều kiện:
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ
+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển
- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:
+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)
+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)
+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)
⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học
b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:
+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai
+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực
+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước
c, Nguyên nhân:
- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
- Chủ quan của nền văn học
- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy
- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa
Câu 1:
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
Câu 2:
Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.
Câu 4:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.
B.PHẦN LÀM VĂN :
Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!
- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng
- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:
+ Người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao
+ Loại hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngư- tiều- canh- mục đời sống nông dân được cải thiện
- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” luôn tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.
- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.
Có thể thấy, nhiều nhận định khái quát của tác giả đến bây giờ vẫn còn đúng, nhất là nhận định về sự tồn tại của các chế độ độc tài, về sự suy giảm ý thức về lẽ phải ở một bộ phận của cộng đồng.