K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2019

Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ

Đáp án cần chọn là: A

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôiGió rừng cao xạc xào lá đổGió mù mịt những con đường bụi đỏNhững dòng sông ào ạt cánh buồm căngChớm heo may trên những ngọn cau vàngNồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắngNgười xa cách vẫn chung trời gió lộngThương vệt bùn trên áo gió khô se.(…)                                     Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôiNhư tiếng gọi ngàn đời không khuất phụcĐất nước...
Đọc tiếp

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xạc xào lá đổ
Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
Chớm heo may trên những ngọn cau vàng
Nồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắng
Người xa cách vẫn chung trời gió lộng
Thương vệt bùn trên áo gió khô se.
(…)                                   
 Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục
Đất nước giống như con thuyền xuyên gió mạnh
Những mối tình trong gió bão tìm nhau.
(…)
Ước chi được hóa thành ngọn gió
 Để được ôm trọn vẹn nước non này
 Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời.
  (Trích “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn,200,tr.313,317)

Câu 1.Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn thơ đầu, “gió” được tác giả miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ cuối.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Ðã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Ðã bật lên những tiếng căm hờn.

( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11).Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11).
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao

Câu 1. Đoạn văn trên gây ấn tượng với em về điều gì? Viết đoạn văn ngắn trình bài suy nghĩ của mình.

0
5 tháng 12 2017

Kết quả của phép tính (54.46−40.46):46 bằng:​

  1. x = 14
  2. x = 94
  3. x = 10
  4. x = 11
Ngữ liệu được trích dẫn từ đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2021.Từ những kẽ hở trên mặt đất,nước trào lên,mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền...
Đọc tiếp

Ngữ liệu được trích dẫn từ đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2021.

Từ những kẽ hở trên mặt đất,nước trào lên,mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ và xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi.

{…} Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.

Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.

Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Missisippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới- món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.

(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động, 2019, tr.90-93)

1. Xác định đối tượng được miêu tả trong ngữ liệu trên? (1đ)

2. Kể những từ ngữ thuộc phạm trù con người được tác giả sử dụng để miêu tả đối tượng trong đoạn trích? (2đ)

3. “Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy.” Phát hiện và sửa lỗi sai về từ ngữ trong câu văn? (1đ)

4. “- món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người” cụm từ này giữ chức năng gì trong câu văn? (1đ)

5. Từ việc đọc và phân tích ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người và dòng sông ? (5đ)--

0
27 tháng 4 2023

Để phân tích bài thơ, ta nắm rõ các ý sau:

- Nội dung thơ, khái quát đoạn thơ:

+ Tình cảm của tác giả về cái đẹp những trái tim của tổ quốc.

+ Sự thấu cảm, sự yêu thương của tác giả về những hình ảnh người con gái đẹp đẽ vừa nuôi con vừa chiến đấu vì tổ quốc.

- Thủ pháp nghệ thuật: điệp ngữ "đất nước", "của"

+ nhân hóa "gọi tên"

+ so sánh "như"

+ ẩn dụ, hoán dụ: "hoa hồng", "sắt thép" 

- Thể thơ tự do không gò bó cảm xúc tác giả, từ đó người thoải mái dâng những lời nói trong tấm lòng của mình về những người con gái anh hùng đẹp đẽ vào thơ.

- Những tương quan suy nghĩ của tác giả về "Đất nước":

+ từ thơ ca, từ diệu cảnh thiên nhiên mà kiến tạo nên một đất nước xinh đẹp.

+ được dòng sông làm trở nên mát rượi, mượt mà. 

=> phép ẩn dụ đến những con người đóng góp tài năng, sức trí của mình cho tổ quốc.

+ cuối cùng, đất nước được bảo vệ nhờ người mẹ vừa nuôi nấng con mình vừa vắt dòng sữa ấy nuôi lấy sự tự do độc lập của quê hương đất nước.

- Đi sâu vào phân tích như sau:

+ Ngay từ câu thơ đầu, tác giả mạnh mẽ nói rằng đất nước là của thi ca, của 4 mùa hoa nở thể hiện nên cái nhìn tổng quát và lăng kính sâu sắc của người.

=> Tình tứ đưa thơ vào đất nước, đưa thiên nhiên vào đất nước rồi tự tác giả ngẫm nghĩ thơ thẩn khi đọc trang Kiều.

+ Một hoạt cảnh dễ dàng đốc thúc một tâm hồn nhạy cảm nghệ thuật viết ra một tác phẩm thi ca: đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian.

-> Câu nói ẩn dụ đến những người con gái đẹp của đất nước là tâm hồn, là hạt ngọc trân quý của đất nước xưa nay.

+ "Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn":

-> diệu cảnh hiện ra qua từ "gió nội mây ngàn" bằng một cảm xúc "xôn xao": ta thấy được một suy nghĩ nào được tác giả cảm nhận thấy từ hình ảnh đẹp đẽ là gió nội nhẹ nhàng đi vào đất trời và những đám mây bảng lảng.

Đấy làm mẫu 2 câu đầu thôi còn lại cứ phân tích theo hiểu biết xh, văn học của 1 người hs lớp 12 đi. Nói chung là nhớ liên hệ thêm hình ảnh người con gái trong văn học, những câu nói hay về tình yêu nước=)

6 tháng 7 2018

Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2.

a. Đất nước đau thương

- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…

- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.

- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

--> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

b. Đất nước quật khởi huy hoàng

- Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.

- Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.

- Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.

--> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

11 tháng 9 2017

Đáp án A

6 tháng 2 2022

a