Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.
- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.
- Người ta đo thân nhiệt bằng cách sử dụng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai,...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe của con người.
- Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể ít bị tác động bởi môi trường. Ở người bình thường, thân nhiệt ở mức 37 độ và dao động không quá 0,5 độ.
Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và trời lạnh đều là 37°C
+ Khi trời lạnh, nhiệt toả ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mạch máu ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt ( phản xạ )
+ Khi trời nóng, cơ tăng toả nhiệt bằng cơ chế phản xạ dãn mao mạch -> tăng lượng máu qua da ( nóng -> đỏ mặt)
Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự toả nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể ( để 1 lít nước bay hơi cần 540 Kcal
câu 1
người ta đo thân nhiệt để biết nhiệt độ trong cơ thể cao hay thấp
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể khác nhau ở mỗi vùng
- Cao nhất ở gan là trung tâm quan trọng chuyển hóa các chất
- Thấp hơn ở máu
- Luôn thay đổi ở cơ
- Da có nhiệt độ thấp nhất.
Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để biết tình trạng sức khỏe của người đó
Nhiệt độ cơ thể người khoẻ mạnh khi trời nóng và lạnh luôn duy trì ổn định ở mức 37oC
người ta đo thân nhiệt bằng nhệt kế để xác đinh tình trạng sức khỏe của người đó
nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh ở nhiệt độ nóng lạnh luôn ko thay đổi là 37 độ C
Khi lao động nặng hay chơi thể thao là nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
Chọn C.
Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?
A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Đáp án : A
- Lúc cơ thể hoạt động, lao động: xảy ra sự $oxy$ hóa đường $glucozo$ để tạo ra năng lượng cần thiết cho sự co cơ đồng thời sản phẩm phân hủy quá trình này là \(CO_2\) tích lũy dần trong máu.
- Do đó: \(CO_2+H_2O\rightarrow CO_3H_2|^{H^+}_{HCO_3^-}\)
- Khi \(H^+\) được tạo ra sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm, truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm và theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến cơ dãn ra để cung cấp \(O_2\) cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết.
- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?
Nhiệt độ ở cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37°C.
+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt (đây là phản xạ).
+ Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch => tăng lượng máu qua da (nóng => đỏ mặt).
• Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể (để một lít nước bay hơi cần 540 Kcal).
- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể => xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.
- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?
Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết, để bảo đảm thân nhiệt ổn định.
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
Khí lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.