K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2019

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

19 tháng 9 2021

tham khảo

Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo... tất cả đều hiển hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố. Sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên. Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp. Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế. Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sống hết sức khổ sở, cùng quẫn. Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập. Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu. Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân ở làng xã lúc bấy giờ. Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc hoạ nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng. Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân. Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất! Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào? Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe doạ, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên. Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng. Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội. Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông - cháu, tôi - ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ tay sai bất nhân được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?! Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh. Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công. Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt. Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc. Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào đường cùng tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu. Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn...”. Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo... tất cả đều hiển hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố.

Sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp.

Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế. Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sống hết sức khổ sở, cùng quẫn.

Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập.

Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu. Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân ở làng xã lúc bấy giờ.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc hoạ nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất!

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?

Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe doạ, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên.

Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông - cháu, tôi - ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ tay sai bất nhân được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc.

Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào đường cùng tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu.

Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn...”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

5 tháng 10 2020

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

3 tháng 1 2019

- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

29 tháng 8 2016

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

29 tháng 8 2016

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Hãy làm rõ ý kiến trên.

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

29 tháng 8 2016

+Ý kiến của nhà văn nguyễn Tuân là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong XH phong kiến cũ: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp sưu thuế thân.
+Sự tàn nhẫn của XH đối óới người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả gia tài mới chỉ đủ suất sưu. Anh Dậu lại đang ốm mà vẫn bị bắt, đánh đập cho thập tử nhất sinh.
+Sự hống ách ngang tàng, bất nhân, độc ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử với con người thật tàn bạo.
=> Với những sự thật ấy thì người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.

29 tháng 8 2016

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

22 tháng 2 2020

   mở bài :

+) giới thiệu tác giả tác phẩm

+) nêu vấn đề cần nghị luận

  thân bài

+) khái quát bối cảnh hình thành nội dung chính tác phẩm

+) nêu ý kiến phân tích câu nói của nhà văn Nguyễn Tuân

+) phân tích nhân vật chị dậu,tình yêu thương chồng con và việc bán con

+) hoàn cảnh dẫn tới việc chị Dậu phản kháng lại bọn lính

+) phân tích cách xưng hô của chị Dậu để thể hiện sự phản kháng 

+) giá trị nhân văn của tác phẩm

+) nêu ý nghĩa câu tục ngữ

 kết bài

+) nêu và khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

Nguồn: Ôn Thi Nhanh.

23 tháng 2 2020

Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp.

Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế.

Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sông hết sức khổ sở, cùng quẫn.

lam-sang-to-y-kien-voi-tac-pham-tat-den-ngo-tat-to-da-xui-nguoi-nong-dan-noi-loan

Làm sáng tỏ ý kiến “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”

Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập.

Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu.

Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu tHuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân lúc bấy giờ ở làng xã.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân.
Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khôn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất!

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai giày xéo, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai đề bảo vệ chồng như thế nào?

Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe dọa, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên.

Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chông trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn “ông – cháu”, “tôi – ông” gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hùng hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: – U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được… Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc.

Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào chân tường tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu.

Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn…”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

26 tháng 2 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" dựa theo đề.

Mẫu:

Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

- Đánh giá:

+ Từ hai nhân vât trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương dù phẩm chất của mình rất tốt đẹp.

+ Giá trị nội dung: bêu rõ cái lũng đoạn đáng xấu hổ của tầng lớp quan chức giàu có bấy giờ.

+ Giá trị nghệ thuật:

-> Lối kể tự nhiên, lời văn bình dị.

-> Nhiều mấu chốt sự việc gây sự xúc động cho người đọc.

- Liên hệ bài Chí Phèo:

+ Nội dung: nói về nỗi ám ảnh làng Vũ Đại, cái cuộc sống khốn khổ của những người nông dân tri thức nghèo.

+ Phân tích nhân vật Chí Phèo.

-> Cuộc đời Chí Phèo (Bạn coi trên mạng cho rõ hơn)

Kết đoạn:

- Tổng kết lại:

Mẫu: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. Ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Từ đó, ta có thể hiểu rõ ý kiến của LNĐ một cách rõ ràng qua hai văn bản đã phân tích.

18 tháng 10 2018

Chọn D