K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cứu em đi quí zị

15 tháng 4 2019

1.

Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.

Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

"Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.

Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".

Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

9 tháng 3 2017

a, Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng anh với em, miền Nam với miền Bắc tuy khác nhau nhưng là một, giống như mây, mưa, khí trời, của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau nhưng lại liền một dải núi.

11 tháng 3 2018

Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp

    + Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội

    + Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh

    + Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy

- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy

    + Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan

    + Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Câu...
Đọc tiếp

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?  

A. Người bà. 

B. Người cháu 

C. Người bố  

D. Người mẹ. 

Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?    

A. Cảm hứng về lao động 

B. Cảm hứng về thiên nhiên. 

C. Cảm hứng về chiến tranh 

D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên 

Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào? 

A. Kiên nhẫn, khéo léo 

B. Vụng về, thô nhám. 

C. Cần cù, chăm chỉ 

D. Dẻo dai, bền bỉ 

 Câu4 Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai? 

A. Bằng Việt 

B. Chính Hữu 

C. Huy Cận 

D. Phạm Tiến Duật 

Câu 5  Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau  

                Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 

               Chỉ cần trong xe có một ... 

    A. Qủa tim 

    B. Tình yêu 

    C. Trái tim 

    D. Quyết tâm 

 Câu 6Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào? 

  A. Đồng chí 

  B. Ánh trăng 

  C. Bếp lửa 

  D. Đoàn thuyền đánh cá    

 Câu7.  Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 

  A. So sánh 

  B. Ẩn dụ 

  C. Nhân hóa 

  D. Hoán dụ 

Câu 8. Bài thơ  “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào? 

  A. Trời mỗi ngày lại sáng 

  B. Đầu súng trăng treo 

  C. Hương cây bếp lửa 

  D. Vầng trăng quầng lửa  

Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau: 

                  “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

                     Như sa như ùa vào buồng lái 

                     Bụi phun tóc trắng như người già 

                     Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...” 

  A. So sánh 

  B. Nói quá 

  C. Hoán dụ 

  D. Nói giảm nói tránh 

Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của  người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? 

 A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 

 B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng 

 C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 

 D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.  

Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào? 

A. Biểu hiện  sức sống căng tràn của thiên nhiên 

B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 

C. Thể hiện sự vô địch của con người 

D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.  

Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa? 

A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời 

B. Yêu thương người nào thì  luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất 

C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc 

D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.  

Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng 

B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về 

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông 

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn 

2
24 tháng 12 2021

1B

24 tháng 12 2021

b

Câu...
Đọc tiếp

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?  

A. Người bà. 

B. Người cháu 

C. Người bố  

D. Người mẹ. 

Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?    

A. Cảm hứng về lao động 

B. Cảm hứng về thiên nhiên. 

C. Cảm hứng về chiến tranh 

D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên 

Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào? 

A. Kiên nhẫn, khéo léo 

B. Vụng về, thô nhám. 

C. Cần cù, chăm chỉ 

D. Dẻo dai, bền bỉ 

 Câu4 Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai? 

A. Bằng Việt 

B. Chính Hữu 

C. Huy Cận 

D. Phạm Tiến Duật 

Câu 5  Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau  

                Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 

               Chỉ cần trong xe có một ... 

    A. Qủa tim 

    B. Tình yêu 

    C. Trái tim 

    D. Quyết tâm 

 Câu 6Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào? 

  A. Đồng chí 

  B. Ánh trăng 

  C. Bếp lửa 

  D. Đoàn thuyền đánh cá    

 Câu7.  Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 

  A. So sánh 

  B. Ẩn dụ 

  C. Nhân hóa 

  D. Hoán dụ 

Câu 8. Bài thơ  “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào? 

  A. Trời mỗi ngày lại sáng 

  B. Đầu súng trăng treo 

  C. Hương cây bếp lửa 

  D. Vầng trăng quầng lửa  

Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau: 

                  “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

                     Như sa như ùa vào buồng lái 

                     Bụi phun tóc trắng như người già 

                     Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...” 

  A. So sánh 

  B. Nói quá 

  C. Hoán dụ 

  D. Nói giảm nói tránh 

Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của  người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? 

 A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 

 B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng 

 C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 

 D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.  

Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào? 

A. Biểu hiện  sức sống căng tràn của thiên nhiên 

B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 

C. Thể hiện sự vô địch của con người 

D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.  

Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa? 

A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời 

B. Yêu thương người nào thì  luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất 

C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc 

D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.  

Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng 

B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về 

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông 

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn 

0
 Xác định các biện pháp tu từ trong những câu sau:  a/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận)b/ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)c/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Chính Hữu)d/ Quê hương anh nước mặn đồng chua    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)e/ Mùa xuân người cầm súng    Lộc giắt đầy quanh lưng    Mùa xuân người ra đồng    Lộc trải dài nương mạ    Tất cả như...
Đọc tiếp

 Xác định các biện pháp tu từ trong những câu sau: 

 

a/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận)

b/ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)

c/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Chính Hữu)

d/ Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)

e/ Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy quanh lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ

    Tất cả như hối hả

    Tất cả như xôn xao        (Thanh Hải)

f/ Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

    Ung dung buống lái ta ngồi

    Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

    Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

    Như sa, như ùa vào buồng lái   (Phạm Tiến Duật)

0