K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2016

Search Google đi bạn 

19 tháng 4 2016

làm nhanh giùm tui đi. Sắp thi, lo phát ốm đây nàygianroi

 

5 tháng 4 2016

 Dương Đinh Nghệ: 
1 - Lý lịch xuất thân: 
Dương Đình Nghệ (cũng có sách viết là Dương Diên Nghệ, có lẽ vì trong Hán tự, mặt chữ Đình và chữ Diên gần giống nhau nên nhầm lẫn mà ra), quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm nào không rõ. Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá. vừa là một trong những bộ tướng của họ Khúc. 

2 - Sự nghiệp chính trị: 
Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những người con nuôi này vì cảm kích tấm lòng của ĐDN nên lấy họ Dương làm họ của mình. 

Những nhân vật nổi tiếng đương thời như: Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình)… đều theo về với Dương Đình Nghệ. 


Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu. 
Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi của ông giết chết để giành quyền. Kẻ phản bội đó là Kiều Công Tiễn. Đất nước đứng trước một nguy cơ nghiêm trọng mới. 
Dương Đình Nghệ cầm quyền được 7 năm, thọ bao nhiêu tuổi không rõ.

Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những người con nuôi này vì cảm kích tấm lòng của Dương Đình Nghệ nên lấy họ Dương làm họ của mình.

Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân cùng 3000 con nuôi ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu. hihi

Câu 1:  Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong các giai đoạn:+)   1418 - 1423            +)  1424 - 1426                +) cuối năm 1426 - 1427Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 - 1427Câu 3: Nêu tổ chức bộ máy, quân đội luật pháp thời Lê SơCâu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI và nguyên nhân hình...
Đọc tiếp

Câu 1:  Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong các giai đoạn:

+)   1418 - 1423            +)  1424 - 1426                +) cuối năm 1426 - 1427

Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 - 1427

Câu 3: Nêu tổ chức bộ máy, quân đội luật pháp thời Lê Sơ

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI và nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều

Câu 5: Nêu tình hình kinh tế xã hội Đàng Trong - Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? Nêu nhận xét

Câu 6: Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785 và đại phá quân Thanh năm 1789 ?Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Câu 7: Nêu chính sách kinh tế quốc phòng và ngoại giao của vua Quang Trung

Câu 9: Nêu tình hình kinh tế thời Nguyễn ? Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhà Nguyễn ?

 

 

2
10 tháng 4 2016

de cuong ha. ngan qa zabanhze lem

10 tháng 5 2016

đề cương ở trường bn dài lắm hc hết các phần nhà le, nhà tây sơ, nhà nguyễn lun mik mún chết qá

24 tháng 4 2016

GIÚP VỚI MẤY BẠN ƠI SẮP THI HK RỒI

 

4 tháng 1 2017

Tự lên Google tra đê !!!

25 tháng 4 2016

* Nguyên  nhân thắng lợi

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

-Được sự ủng hộ của nhân dân;

-Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật  tài tình , nắm vững thời cơ  phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động

* Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:

Thống nhất đất nước .

Đập tan  sự xâm lược của quân Xiêm ,Thanh.

Giữ vững độc lập tổ quốc.

Theo em nguyên nhân quyết định thắng lợi là: Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

25 tháng 4 2016

bn Minh Anh ơi đề bài là phân tích tức là nêu dẫn chứng nữa bn ạ !!! cô giáo tớ bảo thế 

 

9 tháng 3 2016

Bây giờ chỉ cần câu 1 thôi giúp với!

22 tháng 3 2016

4: đoạn sông từ rạch gầm đến xoài mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao thới sơn. Địa hình thuận lợi chi việc đặt phục binh

 

24 tháng 3 2016

Những việc làm của Lý Bí sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi rất công bằng.Ông đã cho những người khác phát huy hết khả năng của mình như Tinh Triều thì đứng đầu môn Văn, Phạm Tu thì đứng đầu ban võ. Ông đã cùng những cận thần luôn sát cánh bên nhau phất cờ khởi nghĩa để chống ách đô hộ của nhà Lương. Lý Bí xông pha, chính trực luôn bảo vệ những người dân. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thì ông vẫn luôn luôn được người dân tưởng nhớ. Ông vẫn mãi là vị anh hùng của đất nước Việt Nam, vẫn luôn nhớ đến ông, cho dù qua bao nhiêu thế kỉ.

24 tháng 6 2019

bạn tra google nó sẽ nói hết ak

10 tháng 4 2016

Câu1 : Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán dảo Sơn Trà ( Đà Nẵng )

10 tháng 4 2016

hehe

 

15 tháng 3 2016

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ  (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Chưa phân loại

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

ha

24 tháng 3 2017

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.