K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

*Nguyên nhân:

-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) đã tác động mạnh mẽ đến VN tiêu điều,sơ xác,đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực.Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách ''khủng bố trắng''hòng dập tắt phong trào CM. Tác động của cuộc khủng hoảng KT cùng vs chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nug nấu lòng căm thù, nâng cao tih thần CM của nhân dân ta.

-Mâu thuẫn XH gay gắt. Đó là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đưa đến cao trào CM(1930-131)

- Ảnh hưởng của phog trào CM quốc tế đối vs VN

- Đảng cộng sản VN ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lđ nc ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do

21 tháng 3 2019

Nguyên nhân:

  • Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
  • Đời sống của nhân dân cực khổ
  • Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo
16 tháng 11 2021

tham khảo 

Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là  Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt.

5 tháng 11 2018

Đáp án C

Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố, đàn áp khốc liệt: cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc, sử dụng thủ đoạn chia rẽ mua chuộc, bắt giam, tử hình hàng vạn cán bộ đảng viên, chiến sĩ yêu nước => phong trào cách mạng 1930-1931 bị dập tắt trong máu lửa

25 tháng 4 2019

Đáp án C

Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931.  Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.

26 tháng 9 2019

Đáp án: B

Giải thích:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.

14 tháng 4 2020

Câu 1. Rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1930 – 1931.

* Ý nghĩa lịch sử

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Khối liên minh công - nông hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

* Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý giá.

- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.

- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Câu 2.Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

1. Hoàn cảnh thành lập:

Khi chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện xã bị tê liệt, tan rã, các ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

2. Những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh:

Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:

- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...

- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...

⟹ Như vậy thông qua những việc làm trên, Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 3. Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

22 tháng 4 2019

- Phong trào đã phá vỡ ách kìm kẹp của địch ở nơi
- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã dẫn đến sự ra đời của MTDTGP miền Nam Việt Nam ( 20-12-1960). Sau đó là sự ra đời của Trung ương cục miền Nam (1-1961) và Quân giải phóng miền Nam (2-1961).
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công liên tục, giai đoạn ổn định của kể thù đã chấm dứt, giai doạn khủng hoàng triền miên bắt đầu.
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ-Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Điệm.

22 tháng 4 2019

cảm ơn nha

18 tháng 4 2019

Đáp án C

Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:

- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để

- Nghệ - Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông

- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.

=> Loại trừ đáp án: C

8 tháng 3 2021

 Đình Võ Liệt (xã Võ Liệt, Thanh Chương): Đây từng là trụ sở của phong trào cách mạng của làng trong những năm 1930-1931, đặc biệt là nơi diễn ra cuộc họp ngày 1 - 9 năm 1930 để thành lập chính quyền Xô viết đầu tiên * Cụm di tích "làng đỏ Hưng Dũng" (phường Hưng Dũng, Vinh): một trong những nơi tiêu biểu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, một trong nơi mà phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Những di tích tiêu biểu trong cụm di tích: Đình Trung, cây sanh chùa Nia, dăm mụ Nuôi * Khu di tích Bến Thuỷ: nơi đánh dấu sự mở đầu của phong trào công nhân ở Nghệ Tĩnh, hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích như: Cồn Mô (nơi đặt Cột cờ Bến Thuỷ; hiện nay đã được xây tượng đài kỉ niệm), ngã ba Bến Thuỷ (nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thuỷ. Hiện nay đã được xây Tượng đài liên minh công nông) * Nghĩa trang liệt sĩ Thái Lão và khu tưởng niệm: Thái Lão là nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 12 - 9 -1930 của nhân dân Hưng Nguyên, Nghệ An và bị chính quyền Pháp đàn áp làm hơn 200 người chết * Mộ các liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh hy sinh ngày 7 tháng 11 năm 1930 (xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu); * Đình Lương Sơn: nơi thành lập chính quyền Xô Việt Nghệ Tĩnh ở xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương; * Nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa: nơi thành lập chính quyền dân tộc ở Môn Sơn, huyện Con Cuông; * Đài tưởng niệm 72 liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh (làng Trụ Pháp, xã Mỹ Thành, Yên Thành) nơi tưởng niệm 72 chiến sĩ cách mạng bị Pháp xử bắn ở Yên Thành

Bạn tham khảo nhé!