K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2020

Hình thức cách mạng

- Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865)

- Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cách mạng Pháp 1789.

- Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN.

- Thống nhất quốc gia: Đức, Italia.

- Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm...

Nguyên nhân:
- Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thức cách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong).

- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài): Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên, có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện với chế độ phong kiến. Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sản không dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phong kiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phong kiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại.

Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chia cắt , tổ chức phường hội...).

+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ sản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốc hội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.

+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉ muốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sản xuất TBCN của khu vực này.

+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lên chống chế độ chuyên chế phong kiến. Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sản công thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sản vừa và nhỏ). Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng (ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị..), do đó, quần chúng đòi những quyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang. Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để.

+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá đã diến ra và hoàn thành. CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển.

+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản... Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ.

Tính chất, ý nghĩa

- CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho "giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại".

- Nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ đó loài người mới sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Sự ra đời nền dân chủ là nấc thang quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người "nền dân chủ là giá trị nhân loại chung, việc sáng tạo ra nó chỉ có thể đem so sánh với phát minh ra lửa và tìm cách trồng lúa mì để sống".

- Đối với từng nước, mỗi cuộc CMTS là một bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử nước đó, đưa dân tộc đó bước vào thời kì thăng hoa, mỗi dân tộc có kiểu thăng hoa khác nhau, sự thăng hoa về kinh tế là lâu dài, sự thăng hoa về quân sự hầu như rất ngắn ngủi.

+ CMTS Anh co ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới vì nó khai sinh ra chế độ dân chủ tam quyền phân lập, đây là gợi ý cho Môngtexkiơ sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập.

+ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ đã khai sinh ra nước Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Mĩ la tinh.

+ Trào lưu khai sáng của CM Pháp là bó đuốc so đường không chỉ cho nhân Pháp mà cho cả nhân dân thế giới trong suốt thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX.

+ Cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á...

6 tháng 4 2022

refer

 

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhiệm vụ, mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.

- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lãnh đạo

Quý tộc mới, tư sản.

Tư sản , chủ nô.

Tư sản.

Hình thức

Nội chiến.

Cách mạng giải phóng dân tộc.

Nội chiến, chiến tranh vệ quốc.

Kết quả,

Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Tính chất

Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.

 
6 tháng 4 2022

còn nguyên nhân với lực lượng thì sao ạ

 

4 tháng 11 2018

Đáp án B

29 tháng 7 2019

Đáp án D

4 tháng 5 2016

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp.

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.

26 tháng 2 2019

Đáp án: C

20 tháng 5 2019

Đáp án A