K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần :

- Phần đầu : Đoạn văn đầu tiên.

- Phần giữa : Tiếp theo đến “không cho vào thăm”.

- Phần cuối : Còn lại.

2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên :

- Phần đầu : giới thiệu khái quát vể nhân vật Chu Văn An.

- Phần giữa : những biểu hiện chứng tỏ thầy Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng.

- Phần cuối : tình cảm của ngưòi đời dành cho thầy Chu Văn An.

3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên chật chẽ, ràng buộc lẫn nhau:

- Phần đầu là Mở hài giới thiệu nhân vật và nêu chủ đề của văn bản.

- Phần giữa là Thân hài : đây là phần triển khai, cụ thể hóa, làm rõ nội dung nêu ờ Mở bài.

- Phần cuối là Kết hài tóm lại, nhấn mạnh phần nội dung nêu ở thân bài.

4. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Bô' cục của vàn bản gồm ba phần : Mở bài, Thán bài và Kết bài. Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của vãn bản. Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề. Kết hài tổng kết chủ đề của văn bản. Các phần của văn bản quan hệ với nhau chặt chẽ.

10 tháng 8 2017

- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi

- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi

14 tháng 12 2017

Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1 ( Từ đầu…không màng danh lợi)

- Phần 2 ( tiếp… không cho vào thăm)

- Phần 3 ( còn lại)

Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

1. Phần Thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh TỊnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ? 2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trog phần thân bài. 3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? hãy kể một...
Đọc tiếp

1. Phần Thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh TỊnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trog phần thân bài.

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

4. Phần thân bài bài văn Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

5. Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài cua văn bản

1
2 tháng 9 2018

1.

- Theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của mình. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, những cảm xúc khi vào lớp học

- Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng : trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.

2.

- Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ.

- Niềm sung sướng hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.

3.

- Không gian (tả phong cảnh).

- Chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật).

- Tình cảm, cảm xúc (tả người).

4.

- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi

- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi

5.

- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.

CHÚC BN HỌC TỐT

1. Phần Thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh TỊnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ? 2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trog phần thân bài. 3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? hãy kể một...
Đọc tiếp

1. Phần Thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh TỊnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trog phần thân bài.

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

4. Phần thân bài bài văn Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

5. Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài cua văn bản

ngữ văn 8 bài bố cục văn bản trang 25

1
10 tháng 7 2018

- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh... chúng ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. - Trình tự thường găp : + Tả người: Tả ngoại hình -> suy nghĩ, tình cảm, tính cách (hoặc ngược lại). + Tả đồ vật: Tả đặc điểm chung -> đặc điểm từng phần, từng bộ phận. + Tả con vật: Đặc điểm chung —> đặc diểm từng bộ phận —> tính nết. + Tả phong cảnh : Tả từ khái quát —> cụ thể; tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp (hoặc ngược lại) hoặc tả từng khía cạnh của cảnh vật : âm thanh, màu sắc, đường nét... 4. Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đé “người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xêp các sự việc ấy. Gợi ý - Thầy Chu Văn An là người tài cao. - Thầy Chu Văn An là người đạo đức. - Thây được học trò kính trọng. 5. Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản. Gợi ý - Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài phải bảo đảm tính thông nhất, mạch lạc trong triển khai chủ đề. - Trình tự sắp xếp nội dung phần Thân bài của một văn bản tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung theo trình tự sau: + Theo trình tự thời gian. + Theo trình tự không gian. + Theo sự phát triển của sự việc.

17 tháng 9 2018

tại sao bài lm hay thế này mà ko ai like vậy nhỉ.....

11 tháng 11 2019

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.

Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.

Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.

Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.