Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của mình. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, những cảm xúc khi vào lớp học
- Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng : trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
2.
- Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ.
- Niềm sung sướng hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
3.
- Không gian (tả phong cảnh).
- Chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật).
- Tình cảm, cảm xúc (tả người).
4.
- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi
- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi
5.
- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.
- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.
CHÚC BN HỌC TỐT
- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi
- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật
+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.
+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật
b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.
+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)
- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.
+ Trang quý và lo lắng cho bạn
+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ
- Câu chuyện diễn ra:
+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.
+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa
+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:
+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật
+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi
+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang
+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.
c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.
THAM KHẢO:
Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.
Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.
Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.
Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.
Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa thu khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.
- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.
- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.
- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh... chúng ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. - Trình tự thường găp : + Tả người: Tả ngoại hình -> suy nghĩ, tình cảm, tính cách (hoặc ngược lại). + Tả đồ vật: Tả đặc điểm chung -> đặc điểm từng phần, từng bộ phận. + Tả con vật: Đặc điểm chung —> đặc diểm từng bộ phận —> tính nết. + Tả phong cảnh : Tả từ khái quát —> cụ thể; tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp (hoặc ngược lại) hoặc tả từng khía cạnh của cảnh vật : âm thanh, màu sắc, đường nét... 4. Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đé “người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xêp các sự việc ấy. Gợi ý - Thầy Chu Văn An là người tài cao. - Thầy Chu Văn An là người đạo đức. - Thây được học trò kính trọng. 5. Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản. Gợi ý - Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài phải bảo đảm tính thông nhất, mạch lạc trong triển khai chủ đề. - Trình tự sắp xếp nội dung phần Thân bài của một văn bản tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung theo trình tự sau: + Theo trình tự thời gian. + Theo trình tự không gian. + Theo sự phát triển của sự việc.
tại sao bài lm hay thế này mà ko ai like vậy nhỉ.....