Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Cấu tạo synapse hóa học gồm 3 bộ phận:
- Chùy synapse: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước synapse. Trong chùy synapse có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....)
- Khe synapse: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau synapse.
- Phần sau synapse: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin.
b, Dựa vào bản chất truyền tin qua synapse.
Tham khảo:
- Hoa gồm các bộ phận chính như: cánh hoa (tràng hoa), đài hoa, nhị và nhụy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: cuống hoa và đế hoa.
Nhị hoa gồm 3 bộ phận chính:
+ Chỉ nhị
+ Bao phấn
+ Hạt phấn nằm trong bao phấn
Nhụy hoa gồm 4 bộ phân chính:
+ Đầu nhụy
+ Vòi nhụy
+ Bầu nhụy
+ Noãn nằm trong bầu nhụy
Tham khảo:
- Hoa gồm các bộ phận chính như: cánh hoa (tràng hoa), đài hoa, nhị và nhụy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: cuống hoa và đế hoa.
Nhị hoa gồm 3 bộ phận chính:
+ Chỉ nhị
+ Bao phấn
+ Hạt phấn nằm trong bao phấn
Nhụy hoa gồm 4 bộ phân chính:
+ Đầu nhụy
+ Vòi nhụy
+ Bầu nhụy
+ Noãn nằm trong bầu nhụy
- Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;
+ Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
+ Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
+ Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch.
- Càng xa tim thì huyết áo càng giảm, do lực đẩy của tim và lực ma sát của máu giảm
Tham khảo!
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.
Tham khảo!
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:
+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.
+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có $2$ vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).
STT | Nội dung giả thuyết | Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài. | Số vòng gỗ của cây và tuổi thực tế của cây bằng nhau → Giả thuyết đúng. | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một vòng gỗ. |
2 | Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi. | Chậu được bấm ngọn tạo nhiều chồi hơn → Giả thuyết đúng. | Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi. |
3 | Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại. | Chậu được tỉa cành phát triển khỏe hơn, không bị sâu hại → Giả thuyết đúng. | Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại. |
4 | Hormone kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ kích thích ra lá,... | Chậu được phun kích thích tố phù hợp sinh trưởng mạnh nhất → Giả thuyết đúng. | Kích thích tố điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. |
5 | Nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành. | Nòng nọc biến đổi hình thái để trở thành ếch trưởng thành → Giả thuyết đúng. | Quá trình phát triển của ếch là biến thái hoàn toàn. |
STT | Nội dung giả thuyết
| Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | Rễ cây đã hút nước. | Mực nước trong cốc có cây giảm → Giả thuyết đúng. | Rễ cây hấp thụ nước. |
2 | Nước được vận chuyển từ thân lên cánh hoa. | Cánh hoa chuyển thành màu giống với màu mực trong cốc → Giả thuyết đúng. | Nước được vận chuyển theo mạch gỗ trong thân. |
3 | Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi. | Quan sát được các thành phần cấu tạo của khí khổng qua kính hiển vi → Giả thuyết đúng. | Quan sát được cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi. |
4 | Lá cây thoát hơi nước. | Túi nylon ở cây có lá bị mờ đục, hơi nước bám bên trong túi → Giả thuyết đúng. | Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở lá. |
5 | Cần tưới cây hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây. | Cây được tưới nước hợp lí sinh trưởng, phát triển tốt hơn → Giả thuyết đúng. | Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. |
6 | Có thể trồng cây không cần đất theo các phương pháp thủy canh hoặc khí canh. | Cây sinh tưởng và phát triển tốt → Giả thuyết đúng. | Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất. |
Cấu tạo của xináp hóa học gồm:
- Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học.
- Màng trước xináp.
- Khe xináp.
- Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.