K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày 02/2/2023 (tức 12 tháng Giêng), trong không khí mừng xuân mới Quý Mão 2023, xã Tả Chải (Bắc Hà, Lào Cai) long trọng tổ chức Lễ hội Lồng Tông (ngày hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo bà con nhân dân và khách du lịch. 

Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới chân cây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, báo cáo thành quả trong một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự hội với con cháu..., cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi...

Mở đầu Lễ hội là phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng. Tiếp đó, thầy cúng thực hiện nghi lề cúng, các già làng, trưởng tộc, trưởng họ, những người có uy tín nhất trong cộng đồng người Tày dâng mâm cúng bao gồm các sản vật do chính bàn tay lao động cần cù của đồng bào Tày nơi đây làm ra, bao gồm gà trống tơ luộc nguyên con, con lợn cắp nách luộc nguyên con, ngan hoặc vịt luộc nguyên con, hoa quả (chuối, quýt...), vàng mã, giấy bảng, hương...

Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỷ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản... Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu...

Sau lễ cầu khấn, chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng bắt đầu phần hội. Trò chơi ném còn thu hút đông đảo mọi người tham gia

Lễ hội còn diễn ra các trò chơi như đu quay, đẩy gậy giữa các đội ở các thôn. Các thôn cử ra các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay, khỏe mạnh tham gia. Trong vòng người đông đúc reo hò, cổ vũ, các chàng trai thi đấu hết mình để đem vinh quang cho thôn, bản và thể hiện mình trước các thôn nữ... Tiếp đó là hội diễn văn nghệ. Các đoàn mang đến lễ hội tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất để thi tài.

Các điệu múa Tày, múa xuống đồng, múa địu, múa gieo hạt, múa thu hoạch, múa lên nương... thể hiện những nét uyển chuyển, quyến rũ. Các tiết mục ca hát ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước đổi mới, đặc biệt là hát giao duyên tình yêu lứa đôi, hẹn hò nghe bồi hồi, xao xuyến. Trong Lễ hội, trai gái gặp nhau làm quen, tìm hiểu, thử tài nhau qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, tỏ tình, hẹn hò nhau trong các buổi chợ phiên...

Kết thúc Lễ hội, tất cả mọi người tay nắm chặt tay hòa mình vào điệu xòe Tả Chải được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

(Theo Tráng Xuân Cường, Báo Nông nghiệp)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Lễ hội xuống đồng của người Tày diễn ra vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2. Dưới chân cây nêu, những mâm lễ của làng và của các gia đình dâng lên cúng thần để làm gì?

A. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh.

B. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

C. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, xua đuổi tà ma để mọi người làm ăn yên ổn.

D. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, mong đường cày may mắn.

Câu 3. Những ai được dâng mâm cơm cúng trong lễ xuống đồng của người Tày?

A. Các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay khoẻ mạnh và những người có uy tín.

B. Các thầy cúng cùng các thiếu niên nhi đồng.

C. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, những người có uy tín trong cộng đồng

D. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, các thầy cúng.

Câu 4. Trò chơi nào không được kể đến trong lễ xuống đồng của người Tày?

A.   Chọi trâu

B.   Đu quay

C.   Ném còn

D.   Đẩy gậy

Câu 5. Điệu múa nào của người Tày được coi là di sản phi vật thể quốc gia năm 2014?

A. Múa xuống đồng

B. Múa địu

C. Múa gieo hạt

D. Múa xoè

Câu 6. Dãy từ nào sau đây chứa toàn từ Hán Việt?

A. truyền thống, lẽ phải, xuống đồng

B. truyền thống, đồng bào, văn hoá

C. truyền thống, uy tín, đường cày

D. nghi lễ, rước đất, rước nước

Câu 7. Thông tin trong văn bản được tác giả triển khai theo cách nào?

A. Theo quan hệ nhân quả

B. Theo trình tự thời gian diễn ra sự việc

C. Theo thứ tự ưu tiên

D. Theo trình tự không gian

Câu 8. Vì sao kết thúc lễ hội tất cả mọi người tay nắm chặt tay, hoà mình vào điệu múa xoè?

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, tự hào về thành quả lao động.

B. Thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật múa dân gian của dân tộc mình.

C. Thể hiện không gian đặc trưng của lễ hội, tìm hiểu thử tài nhau.

D. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, niềm hân hoan, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 9. Theo em lễ hội xuống đồng có ý nghĩa gì?

Câu 10. Hãy kể tên một số lễ hội ở địa phương em.

0
Xác định Quan hệ từ trong bài sau : Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh...
Đọc tiếp

Xác định Quan hệ từ trong bài sau :

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 “Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.
Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng này và tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.  
1
20 tháng 10 2016

Xác định quan hệ từ

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 “Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.
Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng nàytham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.

 

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

Ngày 1/9, lễ hội vật truyền thống chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được tổ chức tại sân vận động xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Phần này in đậm nhá!  Ngay từ sáng sớm đã rất đông đảo người dân đến hò reo, cổ vũ, hòa mình vào lễ hội vật Thuần Thiện. Cũng theo người địa phương, hội vật Thuần Thiện được hình thành từ hàng trăm năm trước, là nét...
Đọc tiếp

Ngày 1/9, lễ hội vật truyền thống chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được tổ chức tại sân vận động xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Phần này in đậm nhá!

 Ngay từ sáng sớm đã rất đông đảo người dân đến hò reo, cổ vũ, hòa mình vào lễ hội vật Thuần Thiện. Cũng theo người địa phương, hội vật Thuần Thiện được hình thành từ hàng trăm năm trước, là nét đẹp trong đời sống văn hóa mang tính cộng đồng của nhân dân. Lễ hội vật cổ truyền Thuần Thiện sẽ diễn ra từ sáng 1/9 đến cuối chiều 2/9.

Ông Lê Sỹ Thái - Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Thiện cho biết: “Hội vật của làng Thuận Thiện có từ thời Mai Thúc Loan (năm 1722). Từ đó đến nay, địa phương duy trì lễ hội truyền thống này vào các ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán, Quốc khánh 2/9. Thông qua lễ hội vật, các trai làng vừa rèn luyện được sức khỏe, khéo léo bên cạnh đó tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa các thôn. Về quy mô, chính quyền địa phương sẽ tổ chức lễ hội năm sau lớn, quy mô hơn năm trước.”

Các đô vật tranh đấu trên “võ đài” 15m2, bên dưới trải tấm nệm dày gần 10cm. Theo luật nếu một trong hai người thi đấu có thể nhấc bổng hoặc vật ngã đối phương cho lưng chạm xuống đất sẽ chiến thắng.

Không có quy định về nam nữ, tuổi tác, tuy nhiên trọng tài sẽ xếp các đối thủ sao cho vừa sức nhau. Có 3 nhóm đô vật chính là người lớn, trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt, trong quá trình thi đấu, các đô vật không được dùng tay, chân để đấm, đá hay gây thương tích cho đối phương.

Các đô vật nếu thắng 1 trận được thưởng 20 nghìn đồng, thắng 2 trận liên tiếp thưởng 50 nghìn đồng, 3 trận liên tiếp 100 nghìn đồng, 4 trận liên tiếp thưởng 150 nghìn đồng, 5 trận liên tiếp thưởng 200 nghìn đồng…

Cụ Trương Văn Mạnh (70 tuổi, xã Thuần Thiện) một thời là đô vật nổi tiếng của làng cho biết: “Hội vật của làng Thuần Thiện chúng tôi đã có từ rất lâu đời, lễ hội là một hoạt động vui, khoẻ có ích, kích thích đến việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp thanh niên hiện nay. Nhìn những thanh niên trai tráng lại nhớ đến mình cũng từng hồ hởi và phấn khởi như thế.”

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, nhưng hội vật của làng Thuần Thiện vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển ngày một phong phú, đa dạng hơn. Đặc biệt, ngày nay, phong trào tập luyện môn thể thao này vẫn thu hút các lứa tuổi hăng hái tham gia. Với người dân xã Thuần Thiện, vật không chỉ là một môn thể thao giải trí đơn thuần nhằm mục đích rèn luyện thân thể mà còn trở thành một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng rộng rãi và được gìn giữ như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Thực hiện các yêu cầu sau:
C1: Phần in đậm trg vb trên gọi là j? Có vai trò gì?
C2: Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trg câu sau:"Đặc biệt, ngày nay, phong trào tập luyện môn thể thao này vẫn thu hút các lứa tuổi hăng hái tham gia."

Giúp mik dới ạ!! Cảm ơn nhìu~~

0
Một đám ma và một đám cưới đối diện nhau. Và MC của 2 bên :- Sau đây ban tổ chức tang lễ xin được giới thiệu lễ viếng...- Xin cho một tràng pháo tay chào đón cô dâu và chú rể...- Ôi than ôi chỉ còn 2 phút nữa thôi là...- Cô dâu chú rể vào động phòng...- Để tiếp tục chương trình xin mời nhà trai lên...- Thắp nhang kính viếng hương hồn cụ- Để đáp lại những tình cảm chân thành của...
Đọc tiếp
Một đám ma và một đám cưới đối diện nhau. Và MC của 2 bên :
- Sau đây ban tổ chức tang lễ xin được giới thiệu lễ viếng...
- Xin cho một tràng pháo tay chào đón cô dâu và chú rể...
- Ôi than ôi chỉ còn 2 phút nữa thôi là...
- Cô dâu chú rể vào động phòng...
- Để tiếp tục chương trình xin mời nhà trai lên...
- Thắp nhang kính viếng hương hồn cụ
- Để đáp lại những tình cảm chân thành của nhà trai, tôi xin mời đại diện họ nhà gái phát biểu đôi lời
- Kính thưa hương hồn cụ,kính thưa gia đình tang chủ,trong giờ phút đau thương này tôi không biết nói gì hơn,chỉ có kèn thay tiếng khóc và xin một phút mặc niệm,một phút mặc niệm bắt đầu..
- Nhạc sập sình nhạc rất là vui,mừng uyên ương sánh đôi,lễ ra mắt tay trong tay,là la lá...
- Xin cảm ơn 2 bạn và bài hát. Và tiếp theo thay mặt cho 2 bên gia đình tổ chức tôi xin tuyên bố lễ...
- Truy điệu được phép cử hành!!
- Và để kết thúc buổi lễ chúng ta cùng rước cô dâu xinh đẹp về...
- Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang quê nhà.  
4
16 tháng 9 2016

ahihileuleu

các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để...
Đọc tiếp

các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:
Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều mục tiêu
Vào sáng sớm, khi đang ngủ thì em bỗng choàng tỉnh giấc vì tiếng gọi nhẹ nhàng, quen thuộc của mẹ “ Thảo ơi dậy đi sắp muộn rồi đó”.Khác với mọi ngày, em ko nũng nịu với mẹ nữa mà bật dậy như 1 cái lò xo. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến em cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự em vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó. Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em của em và em đến trường.Khí trời hôm ấy mới đẹp làm sao! đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có tia nắng vàng như rót mật len lỏi chiếu xuống mặt đất. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?
Từ những bàn tay khéo léo của mk các thầy cô đã hô biến 1 ngôi trường bình thường trở thành 1 ngôi trường khang trang, lộn lẫy. Ngay ở cổng trường là tấm băng gôn đỏ với dòng chữ chào mừng lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Từ cổng trường vào đến sân trường là hai hàng cờ đỏ tung bay trong gió. Khi cô tổng phụ trách mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ thì Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng cô dõng dạc vang lên:
Nghiêm! Chào cờ… chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô. giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối tiếp cha anh xây dựng nước nhà.Vì nằm trong đội văn nghệ nên em ko thể đứng dưới cùng chào cờ và hát quốc ca đội ca với các bạn mà chỉ có thể đúng trong cánh gà để làm điều đó. Sau khi nghe cô hiệu trưởng đọc thư của Chủ tich nước thì chúng em được thưởng thức 1 tiết mục múa lần và múa rồng của đoàn lân sư rồng. những chú lân nhiều màu sắc chạy nhảy vui đùa cùng chúng em các chú biểu diễn rất điêu luyện.tiếp đến là bài múa cổ trang Hoa rơi của các chị lớp 9a6.kế tiếp là tiết mục nhảy hiện đại với những bài hát nổi tiếng như Kill this love, likey của các chị lớp 8 trình bày. Và cuối cùng là tiết mục mà em và các anh hị trong câu lạc bổ kỉ nẳng sống đã vất vả luyện tập bấy lâu nay. Đó là 1 bài hát rất quen thuộc đối với người dân vn mang tên “ VN ơi”.và đó cũng khép lại buổi khai giảng ngày hôm đó.

kết bài ????

2

bài bạn viết hay đấy mà

9 tháng 9 2019

Kết bài:

        Ôi! Những ngày khai trường thân yêu! Em yêu nó lắm! Nhưng nó sẽ không gắn bó với em mãi.Nhưng...dù thời gian có trôi mãi...trôi mãi...khoảnh khắc ấy vẫn sẽ in sâu đậm trong tâm hồn,trong kí ức,trong trái tim của em .Năm nay đã là năm cuối cấp rồi.Suốt 5 năm ngồi trên ghế nhà trường,suốt 5 năm gắn bó với mái trường Tiểu học,dường như khi nào em cũng nghĩ tới lúc phải rời xa mái trường thân yêu.Nó đã là một người bạn tri kỉ của em suốt nhiều năm qua.Những kỉ niệm êm đềm ấy,những khoảnh khắc ấy,em sẽ không bao giờ có thể quên!

                                                     #Kiều

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.