Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Iron là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp nên hemoglobin, vận chuyển oxygen trong máu đến với các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Nên việc bổ sung iron đầy đủ là rất cần thiết. Một số thực phẩm giúp bổ sung iron cho cơ thể là: các loại đậu, thịt đỏ, bông cải xanh, gà tây. Vai trò quan trọng nhất của iron chính là nó tổng hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ
b)
Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%), giúp xương phát triển vững chắc và giúp phát triển chiều cao. Calcium được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa.
- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp - khả năng tích lũy vật chất của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài cây: Một số loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Một số loài khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông.
+ Ánh sáng cũng có thể quyết định khả năng nảy mầm của hạt: Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.
- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số loài động vật: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. Mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.
a) Những nguyên tố cần thiết giúp cơ thể phát triển là: calcium; phosphorus; iodine…
- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể người, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu, trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ngoài ra, nguyên tố này còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lí như: cùng với calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
- Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Vì vậy cần bổ sung lượng iodine cần thiết cho cơ thể bằng cách sử dụng muối iodine, các thực phẩm giàu iodine như rong biển, cá biển,…
b) Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.
+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…
+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.
+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…
+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.
- Vai trò của quả và hạt đối với thực vật:
Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Do đó:
+ Quả và hạt giúp thực vật sản sinh ra thế hệ mới, gia tăng số lượng của loài.
+ Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt, giúp loài mở rộng khu phân bố.
- Vai trò của quả và hạt đối với động vật: Giúp cung cấp thức ăn cho các loài động vật.
- Vai trò của quả đối với con người:
+ Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,…) quan trọng cho con người.
+ Quả và hạt cung cấp các nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
+ Một số loại quả được sử dụng trong y học.
Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì: Cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển chính là sự tăng lên về số lượng và kích thước của các tế bào trong cơ thể. Mà tế bào muốn tăng lên về số lượng và kích thước thì cần phải có vật chất, năng lượng để xây dựng tế bào – vật chất và năng lượng này được cơ thể thu nhận qua chất dinh dưỡng. Do đó, khi cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn.
-Tạo ra nước bọt
-Giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt
-Giúp thải chất thải của cơ thể
-Là thành phần chính tạo nên mỗi trường trong của cơ thể
-Cần cho tuyến nội tiết để tạo hormone
-Tham gia vào chuyển hoá thức ăn thành các chất cần thiết cho tiêu hoá
-Giúp điều chỉnh thân nhiệt.
-Là thành phần chính của máu. Máu giúp vận chuyển khí oxygen và các chất đi khắp cơ thể.
Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính.
Cây con trong hình mọc lên từ các bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, các cây côn sinh ra giống nhau và giống với cây mẹ.
Có nhiều nguyên tố bao gồm:
Canxi (Ca): Canxi là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Nó giúp tạo ra và bảo vệ cấu trúc xương, đồng thời tham gia vào quá trình tạo mới và phân giải xương. Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể từ thức ăn và bổ sung canxi phù hợp có thể đảm bảo sự phát triển tối đa chiều cao.
Iốt (I): Iốt là một thành phần chính của hormone tăng trưởng tiểu tuyến và hormone tăng trưởng của tuyến giáp. Hai hormone này đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, bao gồm cả chiều cao. Việc thiếu iốt có thể gây ra rối loạn tuyến giáp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Kẽm (Zn): Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình phát triển cơ bắp và xương. Nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt, hải sản, hạt, và đậu. Sự thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, bao gồm cả chiều cao.
Magie (Mg): Magie là một nguyên tố quan trọng tham gia vào hơn 300 quá trình sinh học trong cơ thể con người, bao gồm cả sự phát triển và tăng trưởng. Nó có vai trò trong quá trình hình thành xương, chức năng cơ bắp và quá trình truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển chiều cao.