Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vật nuôi đẻ con: Chó, heo, bò, dê,...
- Vật nuôi đẻ trứng: chim cút, ngan, ngỗng, gà, vịt,...
---
Vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.
+ Với sinh vật:
- Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.
- Sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.
+ Trong thực tiễn
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
- Vai trò của nước đối với sinh vật:
+ Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
+ Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Nếu cơ thể sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể dẫn đến tử vong.
- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp - khả năng tích lũy vật chất của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài cây: Một số loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Một số loài khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông.
+ Ánh sáng cũng có thể quyết định khả năng nảy mầm của hạt: Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.
- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số loài động vật: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. Mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.
-Nước sẽ tạo môi trường liên kết các thành phần trong tế bào
-Nước sẽ tham gia vào nhiều hoạt động sống của sinh vật
- Nếu không có phản ứng đối với các kích thích thì sinh vật sẽ không thể tồn tại được. Hình 33.1a, nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.
- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
-Là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hoà hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể
Vd như là protein
-Cung cấp năng lượng, giúp cấu tạo nên tế bào và các mô
Vd như là carbon hydrate
-Là thành phần tất yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể
Vd như là chất khoáng, vitamin
-Cung cấp, dự trữ năng lượng ,tham gia cấu trúc màng tế bào
Vd như là lipit
-Tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt
Vd như nước
- Ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng:
+ Tiêm hormone kích thích ra rễ nhanh và nhiều khi giâm cành, chiết cành ở cây cam, bưởi, chanh,...
+ Sử dụng hormone nhân tạo để rạo quả không hạt ở nho, dưa hấu,…
+ Điều khiển ra hoa, quả trái vụ ở thanh long, dứa,…
- Ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng:
+ Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác vào cá mè, cá trắm làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
+ Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò,… làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.
+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17-metyltestosteron (một loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng. Trong đó:
- Vai trò mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ: giúp hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.
- Vai trò mô phân sinh bên: có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…
Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Trao đổi khí giúp sinh vật lấy vào khí oxygen hoặc carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen hoặc carbon dioxide để cung cấp nguyên liệu cho các các hoạt động sống khác trong cơ thể đồng thời thải ra các chất khí dư thừa tránh hiện tượng đầu độc cơ thể.
Vai trò của hormone nhân tạo trong điều khiển sinh sản ở sinh vật:
- Ở thực vật sử dụng các loại hormone khác nhau điều khiển sinh sản như: làm cho cây ra rễ nhanh khi giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô (cây cam, cây bưởi, cây phong lan,…); làm cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa (cây vải, nhãn,…); điều khiển tỉ lệ hoa đực, hoa cái (cây bầu, cây bí,…), làm tăng số quả, khối lượng quả (cây táo, lê, hồng,…); điều khiển ra hoa trái vụ, làm cây tạo quả không hạt,...
- Ở động vật thì sử dụng các loại hormone điều khiển số lượng trứng, số con (kích thích sinh sản ở cá ba sa, ếch,...), ở một số loài tiêm hormone để kích thích sự chín và rụng trứng để đẻ được nhiều con trong một lứa đẻ.