Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệtquan trọng.
Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó tại trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai cùng Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
*Mĩ Sơn
-Di sản Văn hóa Thế giới Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có vị trí tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 15o515
Kinh độ Đông: 108o573
Quy hoạch bảo tồn và phát huy có tổng diện tích: 1.158 ha
- Mỹ Sơn cách Trà Kiệu (Kinh thành Simhapura) 20 km;
- Cách Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An 45 km;
- Cách cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới 145 km;
- Cách thành phố Đà Nẵng 68 km.
-Kazik (Kazimiers - Kwiatkowski) - người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”
*Óc Eo:Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển trên cơ tầng bản địa trong khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên ở khu vực Nam bộ. Được phát hiện lần đầu tiên ở Óc Eo (Vọng Thê, An Giang), sau đó được mở rộng ra phạm vi các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,… qua những cuộc khai quật đã thu được hàng vạn hiện vật phong phú, đa dạng vừa mang tính bản địa, vừa có tính giao lưu kinh tế với các trung tâm lớn thời bấy giờ như Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã, Ba Tư…
sách gì đấy
sách tui là kết nối tri thức với cuộc sống
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Câu 18: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa:
A. Đồng Nai. B. Óc Eo. C. Sa Huỳnh. D. Đông Sơn.
Câu 19: Quận Nhật Nam gồm
A. 4 huyện B. 5 huyện C. 6 huyện D. 7 huyện
Câu 20: Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp:
A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng. C. Khu Liên. D. Các vua Lâm Ấp.
Câu 21: Hoàn cảnh nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập:
A. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
B. Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
C. Nhà Hán lúc đó suy yếu.
D. Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.
Câu 22: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ
A. chữ Hán B. chữ Phạn C. chữ La tinh D. chữ Nôm
Tiến trình đều trải qua hai giai đoạn là khởi nghĩa và kháng chiến.
Sự kiện Bạch Đằng lịch sử đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc
Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
1- Địa bàn cư trú Ba nền văn hóa cổ này có chung một lãnh thỗ thống nhất nhưng trong quá khứ chúng vốn là thuộc địa của những quốc gia khác nhau đã từng tồn tại trong lịch sử. Văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồng bằng, văn hóa lục địa, Địa bàn của nó nằm trong lưu vực của sông Hồng, sông Mã sông Cả mà phần lớn nằm trong vùng trung du và đồng bằng. Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa duyên hải, văn hóa cảng thị nằm dọc theo dải đất ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay trong lưu vực các con sông Thu Bồn và Trà Khúc rồi nằm dọc theo những bãi cát trắng và dải cát vàng ( sa huỳnh). Nó còn được gọi là Văn hóa Cồn Bầu vì được phát hiện vào năm 1909 ở vùng ven các bầu nước miền Trung.. Còn văn hóa Óc Eo nằm chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm điạ bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. |
||
2- Khu vực khí hậu -Văn hóa Đông Sơn , Văn hóa Sa Huỳnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhưng nền văn hóa Đông Sơn nằm trong khu vực thời tiết bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông của khí hậu tiền lục địa, Còn văn hóa Sa Huỳnh lại nằm trong khu vực hai mùa Mưa Nắng của khí hậu biển. Mưa do tác động của bức chắn địa hình gió tín phong đem lại, mưa lớn ở tháng 10 và tháng11 Còn văn hóa Óc Eo có nhiệt độ cao đều trong năm nhất là ở Nam Bộ. Đây cũng là khu vực có phân biệt sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp và bão tác động cùng với giải hội tụ nhiệt đới. Đầu mùa Hạ tháng 5 và tháng6 gió Tây Nam có nguồn gốc là khối khí nhiệt đới vịnh Bengan nóng ẩm thổi vào gây mưa đáng kể,mưa lớn t ừ tháng 9-t ới tháng 12. Mùa khô nắng nóng được tạo nên do tác động của gió tín phong chiếm ưu thế về mùa Đông 3- Thủy văn Văn hóa Đông Sơn thì nước sông chảy trong nội địa ngọt. Văn hóa Sa Huỳnh thì nước sông nội địa ngọt nhưng nước biển mặn. Còn văn hóa Óc Eo thì nước sông nội địa ngọt 4 - Thời Đại Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.Các bằng chứng khảo cổ qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức cho thấy văn hóa Sa Huỳnh có liên quan đến thời đại đồ đồng phân bố ở khu vực Miền Trung từ Đà Nẵng, Quảng Nam vào đến Bình Thuận. Thời gian tồn tại của chúng kéo dài trong khoảng nửa sau của thiên nhiên kỷ thứ nhất trước công nguyên, vượt qua công nguyên và kéo dài khoảng vài ba thế kỷ sau đó rồi lụi tàn, nhường chỗ cho những thể chế chính trị - xã hội khác nhau ra đời và phát triển. Thời điểm kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh, dựa trên những niên đại C14 ở một số khu mộ (...) Còn Văn hóa Óc Eo các nhà khảo cổ đã định niên đại cho từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ th ứ VII. Giai đoạn “hậu Oc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII. Văn hóa Đông Sơn thuộc cuối thời đại đồng thau . Thời kỳ này kỹ thuật đúc đồng thau đã phát triển đạt trình độ đỉnh cao mà hiện vật tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn. Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau. rồi tiến đến sơ kỳ đồ sắt, theo kết quả khảo cổ (1936) của người Pháp Côâlani (M. Colani)), và tồn tại trong khoảng nửa sau thiên niên kỉ 1 TCN đến đầu Công nguyên.. C òn Văn hóa Óc Eo ở vào thời đại cuối đồ sắt |
||
5- Về những dấu tích văn hóa Cả ba nền văn hóa Đông Sơn ,Sa Huỳnh và Óc Eo chính là tiền đề để ra đời các quốc gia phong kiến hùng mạnh như Đại Việt, Chiêm Thành, Chân Lạp sau này. Cả ba nền văn hóa Đông Sơn Sa Huỳnh và Óc Eo cũng không nằm ngoài qui luật. bước vào giai đoạn suy tàn như một tất yếu khách quan của lịch sử phát triển, Dấu tích văn hóa của cả ba nền văn hóa được tìm thấy từ trong lòng đất,. Đặc trưng nổi bật chính là những ngôi mộ cổ: |
-Di chỉ mộ thuyền của văn hoá Đông Sơn
Mộ thuyền được làm từ các thân cây gỗ lớn đục đẽo thành hình thuyền,. Cây gỗ lớn được khoét lòng, đặt thi hài vào trong rồi chôn xuống đất. chôn ở độ sâu từ 0,5m đến 1,5m. Hình thức mộ thuyền chủ yếu là đơn táng, song táng (mẹ + con). Mộ thuyền được phát hiện ở những vùng đất phù sa, đầm lầy, có nền đất không cứng thuộc các đồng bằng châu thổ các con sông lớn ở phía Bắc như sông Hồng, sông Cả, sông Mã, hoặc trong các khu vực đồi gò nền đất cao của các vùng trung du. Di chỉ mộ thuyền khẳng định người Việt Cổ đã khai phá mạnh mẽ vùng đồng bằng, đầm lầy và phát triển hệ thống thủy lợi khá mạnh mẽ từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I SCN Một trong những di chỉ mộ thuyền khá nổi tiếng là mộ thuyền Châu Can (thuộc thôn Nội, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ). Mộ được phát hiện từ năm 1974, nằm ở độ sâu 1,60mđến 2,20m. Trong khu mộ có tới 8 quan tài hình thuyền là các nửa thân cây gỗ khoét rỗng ghép lại đặt quay hướng Nam chếch Đông. Đây là những quan tài khá lớn có đường kính lên tới 0,5m, dài tới 2,32m. ...
-Di chỉ mộ chum - vò của văn hoá Sa Huỳnh Những di chỉ mộ chum vò từ Nam Đèo Ngang, tới Phan Rang, Phan Thiết, phổ biến nhất trong khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những ngôi mộ chum vò thường được tìm thấy ở ven những cồn cát ven biển, bên những bàu nước ngọt hoặc trên những mảnh ruộng của đồng bằng ven biển hẹp, chạy dọc ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1906, Vinê (M. Vinet) thông báo về việc phát hiện một kho chum hơn 200 chiếc, cao trung bình 0,80 m, vùi sâu trong cồn cát ven biển Quảng Ngãi.). Thi hài ngươi chết được đưa vào chum gốm lớn và chôn dưới cát, được đặt ngồi hoặc đứng trong chum, tạo ra dáng ngồi khom như khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Những mộ chum thườngở dưới lớp đất canh tác mỏng, có độ dày khoảng từ 0,2m đến 0,6m. Những chiếc chum có kích thước không đều nhau, chiều cao của chum mộ trong khoảng từ 0,5m đến 1,2m. , Chum hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước lớn, nắp đậy hình nón cụt, lồng bàn.... Hầu hết các mộ chum đều có nắp đậy hình nón cụt Miệng chum vò hầu hết đều có nắp đậy để che chở, bảo vệ cho các di vật chứa trong đó., Về cơ bản, chum Sa Huỳnh có ba kiểu dáng sau đây Loại 1: Thân chum thuôn hình ống, hơi phình ra ở vai, cổ thắt lại, miệng loe tạo thành một đường gấp khúc từ vai - cổ - miệng. Thân chum thường hơi thắt vào ở giữa, đáy hơi tròn dẹt. Trên thân chum thường có văn thừng dập. Loại 2: Đáy chum hình trứng, vai hơi thuôn nhỏ lại, miệng loe. Loại 3: Đáy chum hình cầu, cổ thắt lại, miệng thấp hơi loe. Các chum Sa Huỳnh thường được làm từ đất sét pha cát, hạt to, xoa nhẵn ở phần vai, trên thân có trang trí văn thừng mịn. Di chỉ mộ táng của văn hoá Óc Eo Mộ táng là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, được xây bằng gạch đá bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Các khu mộ táng thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện tại nhiều địa phương dưới hai dạng: mộ gò và gò mộ |
||
6. Những đồ tuỳ táng trong các ngôi mộ Cư dân của ba nền văn hóa Đông Sơn Sa Huỳnh ,Óc Eo đều tin linh hồn vẫn sinh hoạt như lúc họ còn đang ở trên trần gian, Hiện vật trong các mộ của ba nền văn hóa về cơ bản đều có cả công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức và đồ minh khí. Công cụ sản xuất phản ánh tín ngưỡng của cưdân thời đó vẫn còn mang nặng hình thức “chia của” cho người đã khuất. Vũ khí cho thấy vào thời đó đã xuất hiện sựxung đột giữa các tộc người, các cuộc chiến tranh đã xảy ra.. Các đồ minh khí chứng tỏ đời sống tinh thần của cộng đồng người trong ba nền văn hóa này đã tiến một bước dài trong đời sống tín ngưỡng của mình, đó là “đi từ hiện thực đến biểu tượng”. Điều đó chứng tỏ cư dân thời đó đã có tư duy khái quát cao trong ứng xử của những người sống với những người đã khuất. Chi tiết về các hiện vật : Tuỳ Táng văn hoá Đông Sơn Công cụ sản xuất, vũ khí chiến đấu, và các đồ "minh khí" bằng các chất liệu như gốm, kim loại, gỗ..., chủ yếu là hiện vật bằng đồng nên có thể gọi văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồ đồng. Ngoài ra trong mộ còn có xương, răng, tro than, di cốt của người nguyên thủy, đồ trang sức bằng chất liệu đồng, rất ít trang sức bằng vàng bạc, đá quí…, đặc biệt thấy xuất hiện đồ sơn màu nâu, đen, đỏ... Trong quan tài mộ thuyền Châu Can có chứa nhiều hiện vật thu được như rìu, mũi giáo, mũi lao, khuyên tai, nồi gốm, ngoài ra còn nhiều hiện vật đồ gỗ, tre nứa và vải liệm. Những di tích mộ táng như vậy được phát hiện ở Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây cũ, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình ở đồng bằng vùng lưu vực sông sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Chi tiết về các hiện vật : Tuỳ Táng văn hoá Sa Huỳnh Đồ tuỳ táng gồm công cụ sản xuất, vũ khí thuộc các loại đồ gốm (đồ nấu, đựng), đồ sắt và đồ đồng, hoặc v à đồ trang sức thuộc kim loại quí, đá quí như hạt cườm, mã não, thuỷ tinh.Công cụ sản xuất dùng sinh hoạt chôn theo người chết như nồi, bát, mâm bồng.v.v... Vũ khí chiến đấu như rìu, dao, kiếm, giáo, qua, mũi lao, thuổng. Đồ trang sức như các loại khuyên tai hai đầu thú hình dê, bò, khuyên tai hình vành khăn mỏng dẹt.v.v... Các vòng đeo tay và các chuỗi hạt với nhiều hình dáng vuông, năm cạnh, hình cầu, hình thoi, hình đốt trúc và nhiều nhất là loại cườm tấm với các màu xanh, đỏ, vàng trắng, đen tạo ra sự đa dạng, sinh động. .. Chi tiết về các hiện vật : Tuỳ Táng văn hoá Óc Eo Các nhà khảo cổ học Việt đã phát hiện được trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức vàng, thuỷ tinh , mã não v à một số đồ tuỳ táng khác chẳng hạn bếp lò gốm từ thời tiền sử ở lưu vực sông Vàm Cỏ- Đồng Nai và trở thành di vật đặc trưng cuả văn hóa Óc Eo. 7- KimLoại và kỹ thuật chế tác, chạm khắc, Hiện vật của ba nền văn hóa cho thấy cư dân của ba nền văn hóa đã đạt trình độ phát triển khá cao về mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện vật không chỉ nói lên ý nghĩa vật chất mà còn thể hiện những quan niệm, ý tưởng về tinh thần mà các hiện vật hàm chứa Văn hóa Đông Sơn Hiện vật chủ yếu được chế tác bằng đồng, cụ thể là đồng thau,.
Trống đồng được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy, thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng vật lý hóa chất của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề. Người văn hóa Đông Sơn xử dụng đồ trang sức bằng đồng, chưa có bằng vàng, đá quí như mã não, ngọc bích, ngọc nê-phrít. Đồ gốm: Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay,dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng.Văn hóa Sa Huỳnh Hiện vật trong chủ yếu là đồ sắt. và đồ trang sức bằng vàng, đá quí như mã não, ngọc bích, ngọc nê-phrít., hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai: cả khuyên tai haiđầu thú và khuyên tai 3 mấu nhọn, Kỹ thuật chế tạo đồ sắt chủ yếu bằng phương pháp rèn. Vv Đồ sắt chiếm lĩnh về cả số lượng lên tới hàng trăm chiếc, chủng loại đa dạng gồm rựa, dao quắm, giáo, mai, liềm, thuổng, kiếm ngắn, qua v.. Kỹ thuật nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai ba mấu hai đầu thú v.v.). Đặc biệt, đồ trang sức bằng thuỷ tinh đã xuất hiện khá nhiều . Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là “Lưu li” gốc từ chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục. Người Sa Huỳnh là những con người có năng khiếu thẩm mỹ, rất khéo tay và có một mỹ cảm phát triển tuyệt vời. Họ rất ưa dùng đồ trang sức bằng những đồ do chính họ tự chế hoặc những hiện vật do giao lưu, trao đổi mà có. Đồ gốm
Kỹ thuật dùng bàn xoay . Mầu gốm thường là vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò. Phong cách tạo dáng gãy gấp khúc mạnh mẽ ở các điểm chuyển tiếp thuộc miệng, eo cổ, vai, tạo dáng cân phân theo tỉ lệ cân xứng ở ba phần miệng, thân và chân đế. |
||
8- Kiến trúc Văn hóa Đông Sơn Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thì thấy người Việt cổ sống trên nhà sàn. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nhà có 2 cột chống ở hai đầu nhà và ở giữa nhà. Nhà có kê thang để lên sàn. Nhà có 2 loại hình là nhà sàn mái tròn và nhà sàn mái cong. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên cửa có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền, ở hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Nhiều người cho rằng đó là "nhà ở" Văn hóa Sa Huỳnh Các nhà khảo cổ không tìm thấy vết tích gì về Kiến trúc nhà cửa Văn hoá Óc Eo a/ Đền tháp được xây bằng vật liệu gồm gỗ, gạch, đá và đất sét. kỹ thuật xây nền và tường gạch dày đặc và lắp ráp những phiến đá granit lớn bằng mộng, chốt. Đền tháp được xây theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m, để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên
b/ Nhà ở được làm bằng gỗ hay xây dựng bằng gạch trên một nền móng vững chắc. Các toà nhà rộng hơn thì thường xây bằng gạch .Nơi cư trú đất thấp thì, cất nhà sàn bằng gỗ trên một hệ thống kênh đào. Dấu vết còn quan sát được trên các kênh đào tỏa rộng ở nhiều nơi trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
9- Dân Cư Văn hóa Đông Sơn Chủ nhân cách nay trên 3.000 năm là thuộc một chủng tộc gọi là Mongoloid. Chủng tộc này cư trú ở lãnh thổ nước Nam Việt sau khi Triệu Đà chiến thắng vương quốc Âu Lạc. Văn hóa Sa Huỳnh Chủ nhân từ Nam Đảo ở biển thuộc ngữ hệ Malayo – Polynesien và từ Nam Á ở đồi núi và rừng thuộc ngữ hệ Môn- Khmer Họ nói tiếng ngữ hệ Malayo – Polynesien pha trộn ngữ hệ Môn- Khmer. Họtrao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ Trung Hoa. v à văn hóa Ðông Sơn (...)đất Phi-lip-pin, Thái Lan v.v. Văn Hóa Óc Eo Chủ nhân là người bản địa thuộc chủng Indonesien. Giao lưu văn hóa và thương mại với bán đảo Mã Lai, Ấn Độ và Trung Quốc Kết luận Cả ba nền văn hóa đã phát triển rực rỡ đạt được những thành tựu rực rỡ làm tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các quốc gia Đại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp sau này. Nền văn hóa Sa Huỳnh, t ạo nên quốc gia Chiêm Thành độc lập tự chủ và phát triển rực rỡ suốt 15 thế kỷ. Trong khi đó, nền văn hóa Đông Sơn phải tới gần 10 thế kỷ bị Bắc thuộc, mới ra đời quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ,. Nền văn hóa Óc Eo t ạo nên quốc gia Phù Nam r ồi quốc gia Chân Lạp nổi tiếng về thương mại và kỹ thuật kim loại sánh vai với quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc thời bấy giờ. Cả ba nền văn hóa này ngày nay hợp lưu với nhau để hình thành Văn hóa Việt tiền đề cho một quốc gia giầu mạnh trong tương lai. |
- Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
=> Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).
- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.
=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.
Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam Thời kỳ đồ sắt.
Đông Sơn ở quê mk!