Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chế tạo được súng thần cơ
- Đóng các loại thuyền lớn
\(\Rightarrow\) Đạt nhiều thành tựu rực rỡ . Góp phần quan trọng , đem lại hiệu quả cao trong chiến đấu
Khoa học – kĩ thuật:
- Sử học: năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời.
- Quân sự: có tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo.
- Y học: có Tuệ Tĩnh.Tuệ Tĩnh - ông tổ của ngành thuốc Nam
Tuệ Tĩnh là danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiên cứu thuốc nam, xây dựng nền móng cho Y học dân tộc của nước nhà. Ông đã tổng hợp và để lại những bài thuốc kinh nghiệm quý báu cho khá nhiều bệnh tật.
Ðó là một tài liệu có giá trị lớn cho sự thừa kế và phát huy vốn cũ y dược của nhân dân ta, thật là một cống hiến rất lớn của ông.
- Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn,...
Nguyên nhân Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển : Cần lưu ý đến các nguyên nhân đã thúc đẩy văn học, khoa học giáo dục phát triển như nhà nước chăm lo đến giáo dục, có những chính sách đào tạo (mở rộng trường học Quốc tử giám, lập trường học ờ các lộ, phủ quanh kinh thành, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo được nhiều nho sĩ, trí thức nhân tài (tiến sĩ, trạng nguyên). Nhờ đó, đội ngũ các nhà văn, thơ ngày càng nhiều, sau các lần kháng chiến thắng lợi kinh tế phát triển, xã hội thái bình, đội ngũ trí thức nho học càng thêm tự hào, yêu quê hương, đất nước.
Bạn vào câu hỏi này nha: Câu hỏi của Nguyễn Khánh Linh - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
Mình đã trả lời câu hỏi đó rồi ạ.
Đời sống văn hoá thời Trần
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước v.v...
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bỗ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền... Bởi vậy các hoạt động văn hoá nói trên rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. Nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa.
Nguồn: loigiaihay
Những nét chính về kinh tế, văn hóa-giáo dục và quân sự dưới thời Quang Trung:
a, Kinh tế:
*Nông nghiệp:
-Ban hành chiếu khuyến nông.
-Giảm tô, thuế.
*Công thương nghiệp:
-Mở cửa ải, thông chợ búa.
-Nghề thủ công nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b, Văn hóa-giáo dục:
-Ban chiếu lập học.
-Khuyến khích mở nhiều trường học.
-Đề cao chữ Nôm.
-Lập viện Sùng Chính.
c, Quân sự:
-Quang Trung cho xây dựng đội quân mạnh, thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
-Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh. Chế tạo nhiều thuyền lớn và đại bác.
Những việc làm của nhà trần đẻ phục hồi kinh tế là:
- nông nghiệp: đắp đê, khai khản đất hoang
-Thủ công nghiệp: sản xuất vật dụng phục vụ cho triều đình, nhà nước sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhân đân
-thương nghiệp: mở rộng các hệ thống buôn bán ở trong và ngoài nước
2) đắp đê để phát triển nông nghiệp, ngăn chặn việc lũ lụt ruộng vườn, phá hoại mùa màn. Làm kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no
3) Thủ công nghiệp thời trần đang từng bước phát triển
4.- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.