K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2023

                                         Bài làm

Trong truyện “Tấm Cám” em không thích nhân vật mụ dì ghẻ. Dì ghẻ là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm. Để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết. Sự độc ác, vô nhân tính của mụ dì ghẻ và Cám cuối cùng cũng phải nhận lấy hậu quả thích đáng. Kết thúc truyện, mẹ con Cám phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tấm Cám là truyện cổ tích đặc sắc viết về cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội. Qua đây em muốn dành cho nhân vật một bài học là: cái thiện chiến thắng cái ác, cuộc sống luôn công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ sống ác sẽ phải nhận quả báo.

9 tháng 12 2023

em thích nhân vật doremon trong chuyên doremon vì doremo rất thân thiết với lopita 

16 tháng 3 2019

Thiếu nhi chúng em ai mà chẳng yêu hoa. Đứa thì thích hoa hồng, hoa huệ, đứa thích hoa lan, hoa cúc, đồng tiền, cẩm chướng… Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Chao ôi! Nhìn những bông hoa hướng dương như những cái đĩa, tròn xoe đơm đầy xôi vàng rực cứ chao qua chao lại dưới nắng mai hồng, trông mới hấp dẫn làm sao! Hướng dương thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to như tai voi rất dễ hứng gió. Bông hướng dương lại vừa to vừa nặng. Chỉ cần một ngọn gió mạnh chút xíu lùa qua là có thể làm thân cây nghiêng ngả, có lúc gãy gập xuống. Vì vậy mà mỗi gốc hướng dương, em phải cắm thêm một cọc phụ hỗ trợ cho cây khỏi bị đổ.

Hok tốt !

16 tháng 3 2019

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lây ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân.

Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trước gió. Còn những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được "nàng công chúa kiều diễm" khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Cái nhị thì ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

14 tháng 5 2021

Trong sân trường em có rất nhiều cây xanh. Hàng tuần, em và các bạn trong lớp tổ chức quyét dọn vệ sinh sân trường. Chúng em quyét sạch những lá cây rụng đầy sân trường để luôn giữ gìn sân trường sạch đẹp. Cứ vào mùa xuân, trường em phát động tổ chức trồng cây xanh trong sân trường và xung quanh ngôi trường em đang học. Mỗi năm em trồng thêm một cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường. Em luôn nhắc nhở bạn bè em luôn phải chăm sóc cây xanh để cây cho bóng mát và cho con người không khí mát lành.

25 tháng 4 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi đó cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

11 tháng 12 2019

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)

Gợi ý làm bài:

• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?

• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

• Em thích nhất điều gì?

• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng - bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi "Cửa hàng tạp hóa", chỗ thì ghi "Cửa hàng vải sợi", "Kim khí điện máy", "Tiệm giày da", "Quần áo may sẵn" v.v... Đường xá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những ghế đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.

15 tháng 4 2019

Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối,... Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại,... Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đến chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó. Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba.

21 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Tình bạn      Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!     Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

     Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

    - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

131

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

VD: Chú Cún con rất thông minh. 

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp :

Cậu đừng nói thế , chúng mình là bạn mà

18 tháng 2 2022

Vào ngày hè mỗi năm, em thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh thản, yên ả. Vào mỗi sáng, ngoại thường dắt em theo mọi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ những chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến mức rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới … Vậy là một ngày mới đã khởi đầu nơi xóm nhỏ thân thương.

22 tháng 2 2024

oke