Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo nhớ
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
Phương pháp giải:
Nhớ lại nhân vật kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi".
Câu 2
Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nhớ lại tính cách nhân vật và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé. Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả thái độ nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ:
- Cảm xúc: ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc.
- Thái độ: thấy có lỗi với em.
- Hành động:
+ Giật sững người.
+ Bám chặt lấy tay mẹ.
+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
+ Không trả lời mẹ.
=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.
Xem thêm:
- Lý thuyết bài Bức tranh của em gái tôi
- Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong
- Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật người anh trong
- Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (siêu ngắn)
Câu 4
Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và liệt kê về sự thay đổi của nhân vật, đặc biệt là tâm trạng.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:
- Ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.
- Ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị.
- Tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài.
- Xấu hổ: vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.
Câu 5
Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung các văn bản và trình bày theo suy nghĩ của em.
Lời giải chi tiết:
Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.
- Khái niệm: So sánh được hiểu là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.
- Tác dụng:
So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.
Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.
Đáp án B
→ Văn bản có hình thức dạng nói và viết, thể hiện một chủ đề, có sử dụng phương thức biểu đạt thích hợp để thực hiện mục đích giao tiếp