Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn thứ hai: “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” tác giả đã gợi tả cảnh sắc và không khí của mùa xuân miền Bắc trong thiên nhiên và trong sinh hoạt.
Đó là mùa xuân có “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ xa vọng lại, có những câu hát huê tình... Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.
Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương. Không những thế, mùa xuân còn khơi dậy sinh lực sông cho muôn loài: “nhựa sống trong người căng như máu trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
Mùa xuân còn khơi dậy tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu thương của con người: “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”... “Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Và mùa xuân còn khơi dậy, lưu giữ giá trị tinh thần cao quí của con người: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm ấm... Trong lòng anh ấm lạ, ấm lùng”
Bằng ngôn ngữ và giọng điệu vừa sôi nối, vừa tha thiết tác giả đã diễn tả sức mạnh thiêng liêng và kì diệu của mùa xuân. Mùa xuân mang lại một nhịp sông mới cho đât trời và con người. Tình cảm của tác giả dào dạt trước mùa xuân, với những khát khao yêu thương và yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mái ấm gia đình thân thuộc. Đó chính là tình cảm được khơi dậy manh mẽ nhất trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
Như vậy, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của mình và hình ảnh của mùa xuân nơi đất Bắc với biết bao lời văn, với biết bao cách so sánh đẹp đẽ ngỡ như trước mùa xuân ông đang trẻ lại. Và, đọng trong đó là một nỗi nhớ quê hương, nhớ bầu không khí gia đình đến da diết cháy bỏng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là
phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn
chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự
khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên.
Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân
hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm
xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng
thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ
yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
:D
Em tham khảo:
"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.
Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".
Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.Nhớ k cho mk nhé:
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy: tấp nập
+ Liệt kê hàng loạt những tính từ để đặc tả khu chợ Năm Căn
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi ta gợi cảm hơn.
+ Nhấn mạnh nội dung của câu văn: miêu tả khu chợ Năm Căn với những nét sinh động riêng biệt.
''Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.''
Nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn là: sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng từ láy.
Tác dụng: làm cho câu văn diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của khu chợ Năm Căn.
Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ.
- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.
câu 3: em thích nhân vật người em gái vì cô bé là người khoan dung luôn biết tha thứ cho người khác người anh trai trong mắt cô bé lại là người vô cùng hoàn hảo
câu 1 bạn tự nghĩ nhé!
câu2; cách kể chuyện lôi cuốn, chi tiết tỉ mỉ khiến cho ng đọc cảm thấy sư thổi hồn mà tác giả đã đặt trong câu truyện,...
câu 3; tùy vào cảm nhận của mỗi ng về từng nhân vật. nhưng trong truyện có 2 nv tiêu biểu nhất đó chính là: ng anh và mèo-Kiều Phương. nếu bạn thích ng anh thì có thể bạn sẽ thích ở chi tiết ng anh đã dũng cảm đủ tự tin để nhận lỗi những khuyết điểm của bản thân mà sẽ khắc phục.
còn nếu bạn thích mèo-kiều phương: thì chắc hẳn bạn đã thích cô bé ở sự hồn nhiên ngây thơ, và đặc biệt là một lòng bao dung và vị tha vô cùng lớn
-chúc bn học tốt-
nghe thuat j
bài sông nước Cà Mau