K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2016

                                                                     Giải

Đổi: 5l = 5000ml

a) Hàm lượng Hb trong 5000ml máu là: \(\frac{5000}{100}\). 15 = 750 (g)

750g Hb liên kết được số ml oxi là: \(\frac{750}{15}\). 20 = 1000 (ml)

Vậy người bình thường có 1000ml = 1l oxi

b)  vùng núi có độ cao 4000m thì lượng oxi giảm nên khi người ấy sống ở vùng núi cao thì lượng Hb sẽ tăng để có thể liên kết được đủ lượng oxi cần thiết cho cơ thể.

c) So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao nhịp tim tăng vì cần nhiều máu để có nhiều Hb giúp vận chuyển oxi. Nhịp hô hấp tăng để lấy được nhiều oxi hơn cho cơ thể.

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 

8 tháng 5 2016

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. 

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.

9 tháng 9 2017

Đáp án C.

- Lượng máu mà tim phải lưu thông (lưu lượng tim) trong một phút là:

250 × 100 19 - 14 = 5000   m l

- Năng suất tim của người này là:

5000 80 = 62 , 5   m l

16 tháng 12 2018

Đáp án C

I sai, tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim (khi cắt rời khỏi cơ thể, nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng oxi tim vẫn có khả năng co bóp)

II Sai, khối lượng cơ thể tỉ lệ nghịch với nhịp tim

III Sai, nhịp tim bình thường là 0,8s; khi hoạt động mạnh thì tim co bóp nhiều và nhanh hơn

IV đúng

30 tháng 11 2018

Chọn đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III

þ I đúng. Vì động mạch càng xa tim vận tốc máu giảm dần và huyết áp giảm dần.

þ II đúng. Vì gần tim nhất là tĩnh mạch chủ, xa tim nhất là tĩnh mạch nhánh. Do đó, xa tim thì tổng thiết diện của mạch lớn cho nên vận tốc máu giảm. Máu chảy từ tĩnh mạch về tim cho nên càng gần tim thì huyết áp càng giảm dần và có thể bằng 0.

þ III đúng. Vì tăng nhịp tim làm tăng công suất tim, dẫn tới tăng huyết áp.

ý IV sai. Vì ở mao mạch phổi thì máu giàu O2.

12 tháng 7 2018

Chọn D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

II đúng vì gần tim nhất là tĩnh mạch chủ, xa tim nhất là tĩnh mạch nhánh. Do đó, xa tim thì tổng thiết diện của mạch lớn cho nên vận tốc máu giảm. Máu chảy từ tĩnh mạch về tim cho nên càng gần tim thì huyết áp càng giảm dần và có thể bằng 0.

IV sai vì ở mao mạch phổi thì máu giàu O2.

19 tháng 3 2019

Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (2)   → Đáp án C.

- Nhịn thở sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó làm giảm độ pH máu. Khi độ pH máu giảm thì sẽ kích thích làm tăng nhịp tim.

- Khiêng vật nặng thì sẽ làm tăng hô hấp nội bào, do đó làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Điều này sẽ làm giảm độ pH máu cho nên sẽ làm tăng nhịp tim.

- Tăng nhịp tim thì sẽ làm giảm nồng độ CO2 trong máu, do đó sẽ làm tăng độ pH máu.

→ (3) sai.

- Thải CO2 sẽ làm tăng độ pH máu.   → (4) sai

1 tháng 2 2019

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là (I) và (II) → Đáp án C.

- Nhịn thở sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó làm giảm độ pH máu. Khi độ pH máu giảm thì sẽ kích thích làm tăng nhịp tim.

- Khiêng vật nặng thì sẽ làm tăng hô hấp nội bào, do đó làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Điều này sẽ làm giảm độ pH máu cho nên sẽ làm tăng nhịp tim.

- Tăng nhịp tim thì sẽ làm giảm nồng độ CO2 trong máu, do đó sẽ làm tăng độ pH máu.

→ (III) sai.

- Thải CO2 sẽ làm tăng độ pH máu. → (IV) sai.

2 tháng 1 2018

Chọn đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

þ Nhịn thở sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó làm giảm độ pH máu. Khi độ pH máu giảm thì sẽ kích thích làm tăng nhịp tim.

þ Khiêng vật nặng thì s làm tăng hô hấp nội bào, do đó làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Điều này sẽ làm giảm độ pH máu cho nên sẽ làm tăng nhịp tim.

ý Tăng nhịp tim thì sẽ làm giảm nồng độ CO2 trong máu, do đó sẽ làm tăng độ pH máu.
ý Thải CO2 sẽ làm tăng độ pH máu ® III và IV là 2 phát biểu sai.

26 tháng 4 2018

Đáp án C

Phát biểu I, II đúng

III – Sai. Vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.

IV – Sai. Vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột biến gen. Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen